Giải pháp cho tình trạng khó đi vào giấc ngủ - Kết hợp giữa châm cứu và sử dụng thảo dược

Người đăng: Nguyễn Nga - Lượt xem: 4234

Theo nghiên cứu từ Trung tâm nghiên cứu và rối loạn giấc ngủ, Bệnh viện Henry Ford, khoảng 30% dân số thế giới bị mất ngủ, trong đó khó đi vào giấc ngủ là một triệu chứng phổ biến [1]. Trong bài viết này, hãy cùng anthan.vn khám phá phương pháp kết hợp châm cứu và thảo dược – giải pháp an toàn và hiệu quả giúp cải thiện giấc ngủ một cách tự nhiên.

1.Tác động tiêu cực của việc khó đi vào giấc ngủ

Khó đi vào giấc ngủ là một tình trạng phổ biến, đặc trưng bởi việc mất nhiều thời gian để có thể chìm vào giấc ngủ. Người gặp phải tình trạng này thường phải trằn trọc, lo lắng trong nhiều giờ trước khi có thể ngủ được, hoặc thậm chí không thể ngủ cả đêm, ngay cả khi cơ thể đã rất mệt mỏi.

Ngoài việc khó ngủ, người bệnh còn thường xuyên gặp phải các triệu chứng đi kèm như mệt mỏi kéo dài, hoa mắt chóng mặt, giảm khả năng tập trung và trí nhớ kém.

Tác động tiêu cực của việc khó đi vào giấc ngủ

Tâm lý căng thẳng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng khó đi vào giấc ngủ 

Nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ vô cùng đa dạng và phức tạp, đan xen giữa các yếu tố môi trường, tâm lý như căng thẳng, lo âu, và các yếu tố sinh lý như rối loạn nhịp sinh học, bệnh lý. Chúng tác động qua lại, tạo thành một vòng luẩn quẩn khiến tình trạng khó đi vào giấc ngủ ngày càng trầm trọng.

Tác động tiêu cực của việc khó đi vào giấc ngủ [1]

Thiếu ngủ không chỉ là một vấn đề tạm thời, mà khi kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và nhiều khía cạnh của cuộc sống. Dưới đây là 9 tác hại của việc ngủ không đủ giấc:

  • Suy giảm sức khỏe thể chất: Người bị thiếu ngủ thường gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày do tình trạng kiệt sức và suy yếu cơ thể. 

  • Tăng nguy cơ gặp tai nạn: Thiếu ngủ làm giảm khả năng tập trung và phản ứng chậm, kèm theo đó là triệu chứng hoa mắt chóng mặt làm tăng nguy cơ gặp phải tai nạn giao thông và tai nạn lao động. Người mất ngủ có thể gặp tai nạn cao hơn từ 2,5 đến 4,5 lần so với những người ngủ đủ giấc.

  • Giảm năng suất làm việc: Người bị khó ngủ thường khó duy trì sự tập trung, giảm trí nhớ và khả năng tư duy. Do đó hiệu suất làm việc và học tập bị giảm sút là một tác hại nghiêm trọng của việc ngủ không đủ giấc

  • Suy giảm sức khỏe tâm thần: Khó đi vào giấc ngủ không chỉ gây ra cảm giác căng thẳng mà còn làm trầm trọng thêm các rối loạn tâm lý hiện có.

  • Tăng nguy cơ trầm cảm: Thiếu ngủ có thể là nguyên nhân hoặc là yếu tố làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm. 

  • Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội: Người bị khó ngủ, thiếu ngủ thường có xu hướng thu mình, khó duy trì các mối quan hệ xã hội và giao tiếp với người khác. 

  • Rối loạn cảm xúc: Mất ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng kiểm soát cảm xúc, khiến người bệnh dễ cáu gắt, lo âu và suy sụp tinh thần. 

  • Suy giảm hệ miễn dịch: Mất ngủ làm giảm khả năng của hệ thống miễn dịch trong việc chống lại bệnh tật, khiến cơ thể dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng và bệnh mãn tính. 

  • Tăng cường hoạt động trục HPA: Thiếu ngủ kéo dài kích thích trục hạ đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận (HPA), gây ra sự tiết cortisol quá mức. Điều này dẫn đến tình trạng căng thẳng mãn tính, làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch và rối loạn chuyển hóa.

Tác động tiêu cực của việc khó đi vào giấc ngủ

Rối loạn cảm xúc là một trong những tác hại nghiêm trọng của việc ngủ không đủ giấc

2. Kết hợp châm cứu và thảo dược trong điều trị khó đi vào giấc ngủ 

Châm cứu và thảo dược, hai phương pháp điều trị lâu đời trong y học cổ truyền, khi kết hợp lại sẽ tạo nên một liệu pháp mạnh mẽ, giúp cải thiện giấc ngủ một cách tự nhiên và toàn diện. Điều này đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới.

Phương pháp châm cứu trong điều trị khó đi vào giấc ngủ [2]:

Châm cứu được áp dụng để khắc phục nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có tình trạng khó đi vào giấc ngủ. 

Phương pháp này dựa trên nguyên lý kích thích các huyệt đạo bằng kim châm, từ đó tác động đến hệ thần kinh, giảm căng thẳng, thúc đẩy tuần hoàn máu và giúp cơ thể dễ dàng thư giãn.

Các huyệt quan trọng thường được sử dụng trong điều trị mất ngủ bao gồm huyệt Thần môn, huyệt Tam âm giao, huyệt Nội quan và huyệt Bách hội. 

Cơ chế tác dụng của châm cứu được khoa học hiện đại chứng minh

Một nghiên cứu thực hiện tại Trung Quốc đã chỉ ra rằng châm cứu có thể cải thiện giấc ngủ thông qua việc điều chỉnh các chất dẫn truyền thần kinh, hormone và cytokine. 

Kết hợp châm cứu và thảo dược trong điều trị khó đi vào giấc ngủ

Châm cứu là một cách cải thiện giấc ngủ hiệu quả từ Y học cổ truyền

Châm cứu tại các huyệt Thần môn và Tam âm giao đã được chứng minh làm tăng nồng độ GABA và serotonin (5-HT), giúp cải thiện tình trạng trằn trọc, khó ngủ.

Châm cứu cũng giúp điều chỉnh các cytokine - các chất điều hòa phản ứng miễn dịch và chu kỳ ngủ-thức. Ngoài ra, châm cứu tác động lên trục hạ đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận, giúp giảm hormone căng thẳng như corticosterone và melatonin, từ đó cải thiện cấu trúc giấc ngủ và giảm tình trạng mệt mỏi ban ngày.

Ưu và nhược điểm của phương pháp châm cứu

Châm cứu là một phương pháp điều trị cổ truyền được sử dụng rộng rãi để cải thiện khó đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên, châm cứu cũng có những ưu và nhược điểm cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi áp dụng. 

Ưu điểm

  • Phương pháp tự nhiên, an toàn, không gây tác dụng phụ nếu thực hiện đúng cách.

  • Hiệu quả nhanh chóng trong việc giảm căng thẳng, đau nhức và cải thiện giấc ngủ.

  • Có thể giúp cân bằng năng lượng cơ thể, tăng sức khỏe tổng thể.

Nhược điểm:

  • Cần được thực hiện bởi chuyên gia có kinh nghiệm để đảm bảo an toàn.

  • Nguy cơ nhiễm trùng tại vết kim nếu dụng cụ không được khử trùng đúng cách.

  • Đòi hỏi sự kiên trì điều trị trong một thời gian nhất định.

  • Không phù hợp với tất cả mọi người do khác biệt về cơ địa.

Sử dụng thảo dược trong điều trị khó đi vào giấc ngủ [3]

Sử dụng thảo dược để điều trị tình trạng khó ngủ là một phương pháp Y học cổ truyền được sử dụng từ rất lâu. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng các thảo dược chứa hoạt chất như flavonoid, saponin, alkaloid có khả năng tăng cường hoạt động của hormon và các chất dẫn truyền thần kinh như, từ đó giảm căng thẳng và lo âu, hỗ trợ giấc ngủ sâu và kéo dài. 

Theo nguyên tắc điều trị của Y học cổ truyền, các loại thảo dược trị mất ngủ được phối hợp với nhau nhằm tạo ra hiệu quả hiệp đồng, giúp điều hòa khí huyết, dưỡng tâm và trấn kinh, từ đó giúp cơ thể thư giãn và đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên. 

Dưới đây là các nhóm thảo dược thường được kết hợp sử dụng trong các bài thuốc trị khó ngủ, mất ngủ:

  • Nhóm dược liệu có tác dụng trấn kinh, an thần và hỗ trợ giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra tín hiệu giấc ngủ và giúp duy trì trạng thái ngủ sâu suốt cả đêm.

  • Nhóm dưỡng tâm, an thần, bảo vệ tế bào não khỏi các tác động tiêu cực của stress và căng thẳng. 

  • Nhóm bổ khí huyết có vai trò cung cấp dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng não bộ, giúp não hoạt động ổn định và minh mẫn hơn.

  • Nhóm tăng cường lưu thông khí huyết, đặc biệt là tuần hoàn não. Khi tuần hoàn máu lên não được cải thiện, não bộ sẽ được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất, từ đó giúp tăng cường khả năng tập trung, cải thiện trí nhớ và giảm thiểu triệu chứng đau đầu do thiếu máu lên não. 

Tìm hiểu thêm về các loại thảo dược trị mất ngủ, bạn hãy đọc thêm bài viết cùng chủ đề: 

Top 7 cây thuốc đánh bay chứng khó ngủ, mất ngủ mãn tính

8 loại thảo dược tốt nhất hiện nay trong việc điều trị mất ngủ

Cách sử dụng thảo dược trị mất ngủ, khó ngủ

Các loại thảo dược này có thể được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau để phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Phổ biến nhất là sử dụng dưới dạng trà thảo mộc, với cách pha chế đơn giản và dễ dàng, giúp cơ thể hấp thụ các hoạt chất từ thảo dược một cách nhẹ nhàng. 

Kết hợp châm cứu và thảo dược trong điều trị khó đi vào giấc ngủ

Dạng trà, sử dụng hằng ngày mang lại sự tiện lợi cao trong việc điều trị khó đi vào giấc ngủ

Hoặc có thể kết hợp dược liệu thành các bài thuốc Đông y, sắc hoặc tạo thành cao (lỏng, đặc). Cách sử dụng này giúp tăng hàm lượng hoạt chất, nhờ đó giảm số lần sử dụng trong ngày, đồng thời tăng hiệu quả điều trị.

Ngoài ra, thảo dược còn có thể được chế biến thành viên nén, viên nang hoặc dạng tinh chất, giúp tiện lợi khi sử dụng hàng ngày, đặc biệt là đối với những người bận rộn hoặc không có thời gian sắc thuốc, pha trà. 

Ưu và nhược điểm của phương pháp thảo dược trị mất ngủ

Dưới đây là những ưu và nhược điểm quan trọng cần cân nhắc khi sử dụng thảo dược trong điều trị mất ngủ, giúp bạn có cái nhìn tổng quát về hiệu quả, cũng như sự phù hợp của phương pháp này.

Ưu điểm:

  • Tính an toàn cao, do có nguồn gốc từ thiên nhiên và ít gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. 

  • Cải thiện sức khỏe tổng thể, điều hòa hệ thần kinh và cân bằng năng lượng cơ thể, mang lại tác dụng lâu dài và bền vững.

  • Phù hợp cho nhiều đối tượng khác nhau, từ người già, đến những người có sức khỏe yếu, có vấn đề về gan thận, không thể sử dụng thuốc tây có tác dụng mạnh. 

  • Dễ dàng kết hợp với các phương pháp điều trị khác, như châm cứu, yoga, hoặc thiền, giúp hỗ trợ toàn diện hơn trong việc cải thiện giấc ngủ.

Nhược điểm:

  • Tác dụng chậm hơn so với thuốc tây y, người dùng cần kiên nhẫn sử dụng trong thời gian dài mới thấy rõ hiệu quả. 

  • Hàm lượng và liều lượng dược chất trong thảo dược có thể bị ảnh hưởng bởi quá trình thu hoạch, bảo quản, và chế biến, làm cho hiệu quả sử dụng không nhất quán.

  • Khó tìm mua được nguồn nguyên liệu chất lượng, do trên thị trường hiện nay có tình trạng khan hiếm dược liệu, thay vào đó là tràn lan những dược liệu kém chất lượng, pha tạp chất, thậm chí là bã dược liệu đã qua sử dụng. 

  • Khó sử dụng, vì hương vị đắng chát khó chịu, cách sử dụng cồng kềnh, bảo quản thuốc khó khăn.

  • Không phù hợp cho mọi tình trạng sức khỏe, một số loại thảo dược vẫn có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc tương tác với các loại thuốc khác mà người dùng đang sử dụng.

Kết hợp châm cứu và thảo dược trong điều trị khó đi vào giấc ngủ [2]

Việc kết hợp châm cứu và thảo dược trong điều trị khó đi vào giấc ngủ đã được chứng minh là mang lại hiệu quả tối ưu nhờ vào sự bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau giữa hai phương pháp này. 

Trong khi châm cứu có tác dụng kích thích hệ thần kinh và điều hòa các chức năng cơ thể, thuốc thảo dược giúp an thần một cách tự nhiên, từ đó cải thiện cả triệu chứng lẫn nguyên nhân gốc rễ của chứng mất ngủ.

Theo các nghiên cứu, phương pháp kết hợp này không chỉ giúp điều hòa các chất dẫn truyền thần kinh như GABA và serotonin, mà còn giảm các chất gây hưng phấn như glutamate và dopamine, giúp cơ thể dễ dàng thư giãn và đạt được giấc ngủ sâu.

Một số thử nghiệm lâm sàng đã minh chứng rõ ràng về hiệu quả của phương pháp kết hợp này. Chẳng hạn, nghiên cứu của Xu Kaiquan và cộng sự cho thấy châm cứu Khí Đông kết hợp với bài thuốc thảo dược dưỡng tâm an thần giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ đáng kể, điều chỉnh nồng độ các chất hóa học trong huyết thanh, giúp cân bằng hệ thần kinh. 

Nghiên cứu khác của Qin Meiying cũng chỉ ra rằng việc kết hợp châm cứu với canh táo tàu có thể nâng cao nồng độ BDNF và GDNF - các yếu tố dinh dưỡng thần kinh, giúp bảo vệ tế bào não và cải thiện giấc ngủ thông qua việc giảm viêm và điều chỉnh trạng thái miễn dịch.

Mặc dù phương pháp kết hợp mang lại nhiều lợi ích và cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ, việc điều trị phải được điều chỉnh phù hợp với từng tình trạng sức khỏe cụ thể để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất.

3. An Thần Vương - Giải pháp thảo dược an toàn và hiệu quả cho người khó đi vào giấc ngủ

An Thần Vương là sản phẩm thảo dược được phát triển dựa trên nền tảng y học cổ truyền, kết hợp với công nghệ sản xuất hiện đại, mang lại sự tiện lợi và hiệu quả cao và là sản phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng:


TS.BS Vũ Thị Khánh Vân phân tích về hiệu quả thông qua bảng thành phần An Thần Vương


BS CKII Trần Quang Đạt khẳng định chỉ cần 1-3 tháng sử dụng An Thần Vương, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt

An Thần Vương được xây dựng từ bài thuốc cổ truyền với 8 thành phần thảo dược chính, chia thành 4 nhóm công dụng chính:

  • Nhóm trấn kinh an thần, gây ngủ: Bình vôi, vông nem

  • Nhóm dưỡng tâm an thần, bảo vệ tế bào não, giảm căng thẳng: Lạc tiên, tim sen

  • Nhóm tăng lưu thông khí huyết, hỗ trợ giấc ngủ sâu: Xích thược, xuyên khung

  • Nhóm bổ thận, bổ khí huyết: Sinh địa, bạch quả

Sự kết hợp này không chỉ giúp giảm các triệu chứng khó ngủ, mệt mỏi, mất tập trung mà còn tác động sâu vào căn nguyên gây mất ngủ là cơ thể mất cân bằng khiến chức năng tạng suy giảm và khí huyết đều hư. Nhờ vậy, An Thần Vương mang đến giấc ngủ tự nhiên, ổn định và bền vững hơn.

Với 100% nguồn gốc tự nhiên, An Thần Vương đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho người sử dụng, không tác dụng phụ, không lệ thuộc thuốc.

An Thần Vương - Giải pháp thảo dược an toàn và hiệu quả cho người khó đi vào giấc ngủ

An Thần Vương với dạng bào chế viên siêu rã còn là sự kết hợp hoàn hảo giữa thảo dược và công nghệ hiện đại, giúp cải thiện giấc ngủ một cách an toàn và hiệu quả. Dạng viên siêu rã cho phép viên nén giải phóng ngay lập tức khi vào cơ thể, giúp hấp thu tối đa hoạt chất và mang đến tác dụng chỉ sau 30 phút uống.

Châm cứu kết hợp thảo dược trị mất ngủ mang lại hiệu quả vượt trội. Tuy vậy thảo dược trị mất ngủ vẫn thường khiến người dùng e ngại. Do đó, viên uống An Thần Vương chính là giải pháp thảo dược an toàn và hiệu quả cho người khó đi vào giấc ngủ.

Tài liệu tham khảo

[1] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1978319/ 

[2] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10019201/ 

[3] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7914492/ 

Đặt mua an thần vương
Đặt mua an thần vương
Giá: 180.000 VNĐ/hộp
* Đơn hàng từ 2 hộp, miễn phí tiền vận chuyển
* Đơn hàng trên 5 hộp, giá còn 170.000 VNĐ/hộp
Tổng giá: 360.000 VNĐ
(Miễn phí vận chuyển)