Nhiều người bị mất ngủ từ bỏ thuốc Tây chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng vì nó khiến họ mệt mỏi, người choáng váng, ăn uống không ngon. Xu hướng chuyển qua sử dụng dược liệu và các bài thuốc Đông y ngày càng được ưa chuộng bởi sự an toàn, lành tính và hiệu quả. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các loại thảo dược chữa mất ngủ tốt nhất hiện nay và tại sao lại có được tác dụng như vậy nhé!
Thảo dược chữa mất ngủ bằng cách nào?
Theo Y học cổ truyền, sự biến đổi trạng thái ngủ và thức có quan hệ mật thiết với sự biến đổi của nhịp sinh học tự nhiên cùng với sự vận động của khí huyết trong cơ thể. Nguyên nhân chính gây ra chứng mất ngủ là ở tạng tâm, tâm không được nuôi dưỡng và rối loạn sẽ dẫn đến chứng mất ngủ, chất lượng giấc ngủ kém.
Ngoài ra, bệnh mất ngủ chủ yếu là do tinh thần bất an, suy nghĩ nhiều khiến dạ dày điều hòa yếu, âm dương bất hòa, gan hỏa vượng, có thể dẫn tới ngủ không yên giấc.
Chính vì vậy sử dụng thảo dược có khả năng bổ khí, bổ huyết, hướng đích nuôi dưỡng tâm, can, tỳ sẽ giúp bổ sung phần thiếu hụt, thanh lọc điều hòa cơ thể, làm dịu thần kinh và trấn tĩnh tinh thần.
Các loại thảo dược chữa mất ngủ tốt nhất hiện nay
Dược liệu Việt Nam có nhiều loại thảo dược có khả năng chữa mất ngủ, dưỡng tâm an thần rất tốt, đáng kể đến là 8 vị sau:
Bình vôi
Bình vôi nổi tiếng với thành phần rotundin có tác dụng trấn kinh an thần, thích hợp dùng cho người bị mất ngủ, suy nhược thần kinh, đau nhức đầu, mệt mỏi, đau dạ dày. Bình vôi đặc biệt phù hợp với người mất ngủ bởi triệu chứng thường gặp chính là đau dạ dày, mệt mỏi, rối loạn lo âu.
Nếu dùng dạng dược liệu thì thường dùng dạng củ thái nhỏ phơi khô, đem sắc uống mỗi ngày khoảng 3 đến 6g.
Lạc tiên
Không còn xa lạ với người dân Việt Nam, lạc tiên là vị thuốc dễ kiếm trong vườn nhà. Lạc tiên có tác dụng an thần, chữa mất ngủ, tim hồi hộp. Khi dùng dạng thuốc thường kết hợp với các vị thuốc khác để ra tăng tác dụng.
Là một loại rau ăn làm thuốc, cách sử dụng lạc tiên khá đa dạng khi có thể luộc lá ăn, cũng có thể nấu nước uống hàng ngày. Ngoài ra, lạc tiên thường dùng với tâm sen, lá dâu, đem sắc uống trong chữa mất ngủ.
Tâm sen
Tâm sen nổi tiếng với tác dụng giúp ngủ ngon sâu giấc, dưỡng tâm an thần, hỗ trợ người bị trầm cảm, lo âu.
Cách dùng tâm sen rất đơn giản, chỉ cần pha như trà uống hàng ngày. Ngoài ra cũng dùng kết hợp với các loại dược liệu khác tăng cường tác dụng chữa mất ngủ.
Cúc hoa
Theo y học cổ truyền, cúc hoa vàng có vị đắng, cay, tính ôn, quy vào 3 kinh phế, can, thận, tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán phong, giúp chữa chóng mặt, hoa mắt. Nhờ tăng cường chức năng các tạng phủ mà tình trạng mất ngủ được giảm bớt giúp ngủ ngon giấc hơn. Ngoài ra, với người hay bị choáng váng, chóng mặt thì uống cúc hoa sẽ giúp giảm thiểu tình trạng này hơn.
Cách dùng: Dùng đơn lẻ ở dạng trà hoặc kết hợp với các vị thuốc khác theo đơn.
Viễn chí
Viễn chí có vị đắng tính ôn, quy vào 2 kinh tâm và thận, tác dụng an thần ích trí, thích hợp dùng cho người hay bị hồi hộp, hay quên, lo lắng, sợ hãi, thần kinh suy nhược.
Cách dùng: Mỗi ngày uống từ 3 - 6g dưới dạng thuốc sắc hoặc kết hợp với các vị thuốc khác.
Toan táo nhân
Toan táo nhân có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ can, định tâm, an thần, giúp trấn tĩnh và gây ngủ rõ rệt. Toan táo nhân được dùng chữa hư phiền không ngủ được, hồi hộp hay quên, suy nhược thần kinh.
Cách dùng: Toan táo nhân kết hợp với phục linh, tri mẫu, xuyên khung, cam thảo, đem sắc uống mỗi ngày.
Thiên môn đông
Thiên môn đông vị ngọt đắng, tính hàn, hướng đích vào hai kinh phế và thận, có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, thích hợp dùng cho người tỳ vị hư hàn khi bị mất ngủ. Thiên môn đông giúp tăng cường sức khỏe, khắc phục các triệu chứng đi kèm do mất ngủ gây ra.
Cách dùng: Có thể dùng sắc uống đơn lẻ hoặc kết hợp với các dược liệu khác như nhân sâm, thục địa.
Long nhãn
Long nhãn có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ tâm bổ tỳ, nuôi dưỡng huyết, an thần, ích trí. Long nhãn thường dùng cho người bị hồi hộp mất ngủ, huyết hư, hay quên.
Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 9 - 10g hoặc dùng kết hợp với các vị thuốc khác.
Không dùng cho người bị đầy bụng kém ăn.
Ưu nhược điểm của thảo dược trị mất ngủ cho người già
Nhiều người coi dược liệu là vị thuốc trị mất ngủ tốt nhất hiện nay. Có được điều này là bởi:
Hiệu quả thật và được nhiều thế hệ sử dụng, lưu truyền tri thức sử dụng thuốc.
An toàn, không gây tác dụng phụ, có thể yên tâm dùng dài ngày, đặc biệt phù hợp với người bị mất ngủ lâu năm không thể điều trị ngày một ngày hai khỏi luôn được.
Tuy vậy, dùng thảo dược chữa mất ngủ không phải ai cũng thích dùng do những nhược điểm sau của nó:
Không tiện lợi, mất thời gian chuẩn bị sắc thuốc: Không phù hợp với lối sống hiện đại, người có công việc bận rộn.
Tác dụng chậm, cần kiên trì sử dụng do hoạt chất không chiết được kết khi sắc. Điều này khiến cho nhiều người dễ nản và bỏ cuộc giữa chừng.
Khắc phục nhược điểm và phát huy những ưu điểm vượt trội của sử dụng thảo dược, An Thần Vương với thành phần 100% dược liệu, được nghiên cứu, bào chế theo kỹ thuật hiện đại, vừa an toàn, hiệu quả, lại ở dạng viên uống tiện lợi, cho tác dụng nhanh gấp nhiều lần so với dùng dạng thuốc sắc.
Lưu ý khi sử dụng thảo dược chữa mất ngủ
Để quá trình dùng thảo dược phát huy tác dụng tốt nhất, bạn cần chú ý:
Sắp xếp công việc hợp lý, giảm thiểu căng thẳng, lo lắng. Có thể tham gia các hoạt động ngoài trời, tập yoga, thiền để tâm trạng thả lỏng, thư giãn hơn.
Ăn uống khoa học, không ăn quá no vào buổi tối, không dùng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích…
Đặt giờ đi ngủ cố định để tập cho cơ thể thói quen, tạo tín hiệu ngủ dễ dàng hơn.
Hạn chế xem TV, sử dụng điện thoại vào buổi tối, không nằm chơi điện thoại vì ánh sáng xanh của màn hình càng làm bạn khó ngủ hơn.
Nếu không ngủ được, thay vì nằm trằn trọc tới sáng, bạn nên thức dậy làm một số việc nhẹ nhàng như đọc sách cho tới khi buồn ngủ thì mới nên nằm lại.
Để được tư vấn về tình trạng mất ngủ và sản phẩm An Thần Vương, hãy gọi ngay hotline 0868 093 693 hoặc điền thông tin bên dưới, chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất.