Hiện nay nhiều người phải đối mặt với tình trạng mệt mỏi nhưng không ngủ được. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Trong bài viết này, anthan.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, giải pháp và thời điểm nên đi khám để cải thiện giấc ngủ.
1. Nguyên nhân gây mệt nhưng không thể ngủ
“Mệt nhưng không ngủ được” là tình trạng khó đi vào giấc và duy trì giấc ngủ sâu, dù cơ thể đã mệt mỏi uể oải. Điều này gây ra bởi nhiều yếu tố đan xen, bao gồm tâm lý, thói quen sinh hoạt và tình trạng sức khỏe tiềm ẩn.
Dưới đây là một số nguyên nhân khó ngủ phổ biến:
Căng thẳng, lo âu làm tăng các hormon căng thẳng (cortisol,...), khiến tim đập nhanh và khó thư giãn. Điều này ngăn não bộ chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi, gây khó ngủ dù cơ thể đã mệt rã rời.
Thói quen sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ khiến não bộ bị kích thích và khó vào giấc. Ánh sáng xanh từ màn hình giảm sản xuất melatonin, làm chậm quá trình ngủ.
Sử dụng cafein, trà, rượu bia trước khi ngủ đều có thể làm bạn tỉnh táo, dẫn đến khó đi vào giấc ngủ và dễ bị tỉnh giấc giữa đêm.
Ăn quá no hoặc sử dụng thức uống có ga khiến đường tiêu hóa khó chịu và gây khó khăn trong việc chìm vào giấc ngủ.
Thay đổi sinh lý (rối loạn hormon) trong giai đoạn dậy thì, mang thai, hoặc tiền mãn kinh, tác động đến hệ thần kinh và nhịp sinh học, làm cơ thể dù mệt mỏi uể oải nhưng không ngủ được.
Hội chứng chân không yên (Restless Leg Syndrome) đặc trưng bởi cảm giác bồn chồn, khó chịu và nhu cầu di chuyển chân liên tục.
Đau nửa đầu khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc bắt đầu giấc ngủ và duy trì ngủ sâu.
Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp, thuốc chứa caffeine,... ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây khó khăn khi đi vào giấc ngủ.
Hội chứng chân không yên là nguyên nhân không thể ngủ dù người mệt mỏi uể oải
2. Mệt nhưng không ngủ được có phải là một tình trạng đáng lo lắng
Mệt mỏi uể oải nhưng không ngủ được là một tình trạng đáng lo ngại vì có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm nếu kéo dài mà không điều trị.
Khi không ngủ đủ giấc, các chức năng thần kinh suy giảm, não bộ xử lý thông tin chậm hơn, dẫn đến giảm khả năng tập trung và ghi nhớ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất công việc và học tập, khiến người bệnh dễ mất kiểm soát cảm xúc và gây ảnh hưởng đến mối quan hệ xung quanh.
Mệt mỏi nhưng không ngủ được gây giảm hiệu suất công việc, ảnh hưởng đến thu nhập.
Ngoài ra, giấc ngủ là thời gian để cơ thể tái tạo, điều chỉnh nhịp tim và ổn định huyết áp. Thiếu ngủ làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ mắc các bệnh như cảm cúm, bệnh nhiễm trùng và tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, béo phì và bệnh tim mạch [1].
Mệt mỏi thiếu ngủ còn tác động đến sức khỏe tâm lý. Những người thiếu ngủ thường dễ gặp các vấn đề như rối loạn lo âu, căng thẳng và trầm cảm.
Vì vậy, không nên chủ quan trước tình trạng mệt mỏi nhưng không ngủ được, điều trị sớm giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa các hậu quả nghiêm trọng về lâu dài.
3. Xử trí mệt nhưng không thể ngủ được đúng cách
Tùy vào mức độ mệt nhưng không ngủ được, bạn có thể áp dụng 4 mức độ xử lý sau đây để khắc phục tình trạng này:
Mức 1 (Nhẹ) Thực hiện các biện pháp không dùng thuốc, điều chỉnh lối sống
Khi cảm thấy mệt nhưng không thể ngủ, việc thay đổi lối sống và thực hiện các biện pháp tự nhiên có thể giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ mà không cần dùng thuốc.
Ở mức độ nhẹ, mất ngủ mệt mỏi uể oải thoáng qua, hãy thử thực hiện cách cải thiện giấc ngủ sau đây:
Thiết lập giờ giấc ngủ cố định: Đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày giúp cơ thể hình thành nhịp sinh học ổn định. Thực hiện kiên trì ít nhất trong 4 tuần, giấc ngủ sẽ dễ đến hơn.
Tạo môi trường ngủ lý tưởng: Phòng ngủ nên yên tĩnh, tối với ánh sáng nhẹ, nhiệt độ từ 24-26°C và không khí dễ chịu; bạn có thể dùng thêm quạt hoặc máy tạo độ ẩm nếu cần.
Hạn chế thiết bị điện tử trước giờ ngủ: Tắt các thiết bị điện tử ít nhất 1 giờ trước khi ngủ để tránh ánh sáng xanh làm giảm hormone melatonin, giúp cơ thể thư giãn dễ dàng.
Vận động nhẹ nhàng vào buổi chiều: Tập thể dục nhẹ 20-30 phút mỗi chiều giúp thư giãn và ổn định huyết áp, nhưng tránh vận động mạnh vào buổi tối để không gây khó ngủ.
Tránh caffeine và đồ uống có cồn vào chiều và tối: Không dùng caffeine và rượu vào buổi chiều hoặc tối vì chúng có thể khiến bạn khó ngủ sâu và dễ tỉnh giấc giữa đêm.
Điều chỉnh chế độ ăn: Tránh ăn quá no hoặc đói trước khi ngủ; có thể chọn bữa nhẹ với các thực phẩm dễ tiêu như chuối, sữa ấm để hỗ trợ giấc ngủ.
Bạn tham khảo thêm bài viết: An Thần Vương - Những cách cải thiện giấc ngủ hiệu quả mà không cần dùng thuốc
Mức 2 (trung bình): Kết hợp thêm các phương pháp thư giãn, cải thiện mất ngủ
Nếu bạn gặp tình trạng mất ngủ và mệt mỏi kéo dài vài ngày trong tuần, khiến bạn cảm thấy rất mệt mỏi vào ban ngày nhưng chưa ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe, bạn có thể thử cách thư giãn sau đây để cải thiện giấc ngủ:
Sử dụng tinh dầu là cách cải thiện giấc ngủ hiệu quả
Âm thanh trắng: Nghe âm thanh trắng như tiếng mưa rơi hoặc sóng biển giúp che bớt tiếng ồn. Nghe 15-30 phút trước khi đi ngủ và để nó phát liên tục suốt đêm.
Yoga nhẹ nhàng: Tập 5-6 tư thế yoga kéo giãn cơ trong khoảng 15-30 phút trước giờ ngủ giúp cơ thể thư giãn.
Thiền: Thực hành thiền trong khoảng 10-20 phút mỗi ngày giúp giải phóng căng thẳng. Thiền chánh niệm, quán tâm quán thân là những kỹ thuật cải thiện mất ngủ hiệu quả.
Bài tập thở sâu: Dành khoảng 5-10 phút cho các bài tập hít thở trước khi ngủ để giúp thư giãn và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Tham khảo: Những loại nhạc giúp cải thiện mệt mỏi khó ngủ, tăng cường trí nhớ
Mức 3: Sử dụng thực phẩm chức năng Đông dược cải thiện giấc ngủ
Khi tình trạng mất ngủ và mệt mỏi uể oải kéo dài và trở nên nghiêm trọng, bạn có thể gặp phải các vấn đề như không thể ngủ ngon trong nhiều đêm liên tiếp, cảm thấy kiệt sức và không thể tập trung vào công việc hàng ngày.
Trong trường hợp này, sử dụng thực phẩm chức năng Đông dược có thể là một lựa chọn tốt.
Chọn sản phẩm từ nhà sản xuất uy tín: Lựa chọn các thương hiệu nổi tiếng và có giấy chứng nhận chất lượng để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của sản phẩm.
Kiểm tra thành phần: Nên đọc kỹ bảng thành phần và thông tin về các thảo dược có trong sản phẩm. Hãy chọn những thành phần thảo dược đã được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả trong việc cải thiện giấc ngủ.
Tư vấn chuyên gia: Trước khi bắt đầu sử dụng, có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn về loại thảo dược phù hợp với tình trạng của bạn.
Theo dõi phản ứng của cơ thể: Theo dõi cách cơ thể phản ứng với sản phẩm, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy ngừng sử dụng và tìm kiếm sự hỗ trợ y tế.
Kết hợp với lối sống lành mạnh và thực hiện các biện pháp thư giãn
Mức 4: Thăm khám bác sĩ và xác định nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp
Nếu bạn đã áp dụng các biện pháp cải thiện giấc ngủ nhưng tình trạng mệt mỏi và mất ngủ vẫn kéo dài, bạn nên tìm đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị phù hợp.
Thăm khám bác sĩ khi tình trạng mệt mỏi không ngủ được kéo dài và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.
Khi thăm khám, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn và có thể đề nghị thực hiện các xét nghiệm như kiểm tra hormon, đường huyết, hoặc các xét nghiệm để phát hiện rối loạn giấc ngủ. Việc này sẽ giúp xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây mất ngủ, bác sĩ có thể đề nghị các liệu pháp điều trị hành vi nhận thức (CBT) hoặc kê toa thuốc chuyên biệt.
Lưu ý trong việc chọn cơ sở khám chữa bệnh:
Chọn cơ sở uy tín: Nên tìm đến các bệnh viện hoặc phòng khám có danh tiếng và được đánh giá cao trong lĩnh vực y tế.
Đánh giá chất lượng dịch vụ: Xem xét ý kiến của bệnh nhân trước đó về chất lượng phục vụ và độ tin cậy của bác sĩ.
Tham khảo ý kiến từ người thân: Nếu có người đã từng thăm khám tại cơ sở nào đó và có trải nghiệm tốt, bạn có thể cân nhắc lựa chọn đó.
4. Viên siêu rã An Thần Vương - Giải pháp mới cho tình trạng mệt nhưng không ngủ được
Viên siêu rã An Thần Vương là một trong những giải pháp hiệu quả và an toàn cho những người gặp tình trạng mệt mỏi uể oải nhưng không thể ngủ được.
Nhờ công nghệ siêu rã nhanh, lần đầu tiên ứng dụng trong viên thảo dược An Thần Vương, giúp viên uống tan rã và hấp thu nhanh chóng vào cơ thể chỉ sau 30 phút, phát huy tác dụng hỗ trợ giấc ngủ sau 1 tiếng sử dụng
Bảng thành phần An Thần Vương gồm 8 loại thảo dược quý, tác động theo cơ chế vỏ - lõi.
Vỏ (bình vôi, vông nem, lạc tiên, tim sen) giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, giảm mệt mỏi khó ngủ.
Lõi (bạch quả, sinh địa, xích thược, xuyên khung) bổ huyết hoạt huyết, nuôi dưỡng phục hồi hệ thần kinh suy yếu, mang đến tác dụng lâu dài bền vững.
An Thần Vương là sản phẩm hoàn toàn tự nhiên, an toàn, không gây tác dụng phụ, không lệ thuộc hay nhờn thuốc.
Sản phẩm được Bộ Y tế kiểm định chất lượng và nhiều chuyên gia bác sĩ công nhận hiệu quả.
TS.BS Vũ Thị Khánh Vân, Nguyên trưởng khoa A9, Viện Y học cổ truyền Quân đội đã phân tích bảng thành phần An Thần Vương trong một chương trình sức khỏe
BSCKII Trần Quang Đạt chia sẻ về An Thần Vương
Mệt mỏi nhưng không ngủ được là tình trạng đáng lo ngại, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Các biện pháp cải thiện giấc ngủ, như thay đổi lối sống và sử dụng sản phẩm như An Thần Vương, có thể cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Nếu tình trạng này kéo dài, hãy thăm bác sĩ để xác định nguyên nhân và tìm giải pháp điều trị phù hợp.
Tài liệu tham khảo:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK19961/