Khó đi vào giấc ngủ là một trong những rối loạn giấc ngủ phổ biến hiện nay, và việc lựa chọn điều trị mất ngủ bằng Đông y hay Tây y luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây từ anthan.vn sẽ phân tích, so sánh hiệu quả của cả hai phương pháp, giúp bạn tìm ra giải pháp điều trị phù hợp và tối ưu nhất.
1. Hiểu về tình trạng khó đi vào giấc ngủ
Khó đi vào giấc ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ, đặc trưng bởi tình trạng khó chìm vào giấc dù cơ thể đã rất mệt mỏi. Người bệnh thường trằn trọc, mất nhiều thời gian để ngủ và dễ dàng tỉnh giấc giữa đêm.
Những người mắc tình trạng này thường trải qua những triệu chứng khó chịu như:
Trằn trọc, khó ngủ mặc dù cơ thể kiệt sức.
Thường xuyên bị thức giấc giữa đêm và khó ngủ trở lại.
Giấc ngủ ngắn, chập chờn và không sâu.
Có những giấc mơ dài, gây rối loạn giấc ngủ.
Mệt mỏi, uể oải khi tỉnh dậy vào sáng hôm sau.
Nguyên nhân chính của khó ngủ và giấc ngủ không sâu thường liên quan đến căng thẳng và stress. Bên cạnh đó, những thói quen xấu trong sinh hoạt, lối sống không lành mạnh và một số bệnh lý liên quan cũng có thể làm giấc ngủ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Khó đi vào giấc ngủ là bệnh gì?
Khi tình trạng khó đi vào giấc ngủ kéo dài, nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày mà còn dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe. Thiếu ngủ gây suy giảm hệ miễn dịch, và là yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường. Ngoài ra, thiếu ngủ còn gây ra các vấn đề về tiêu hóa, da, giảm hiệu quả công việc và ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội.
Nguy hiểm hơn, khó ngủ kéo dài thường đi kèm và làm nặng thêm các vấn đề tâm lý nghiêm trọng như trầm cảm và rối loạn lo âu, tạo ra một vòng luẩn quẩn bệnh lý phức tạp và khó điều trị [1].
Vì vậy, nguyên tắc điều trị khó đi vào giấc ngủ cần phải tác động toàn diện. Điều trị không chỉ tập trung vào việc giảm triệu chứng khó ngủ mà còn cần giảm căng thẳng, lo âu – nguyên nhân chính gây khó ngủ.
2. So sánh phương pháp điều trị Đông Y và Tây Y cho tình trạng khó đi vào giấc ngủ
Đông Y và Tây Y là hai hướng tiếp cận khác nhau trong điều trị chứng khó ngủ. Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm, tùy theo tình trạng của người bệnh sẽ có hướng điều trị phù hợp.
Phương pháp điều trị chứng khó đi vào giấc ngủ theo Đông Y:
Trong Y học cổ truyền, giấc ngủ có mối quan hệ mật thiết với sự cân bằng âm dương và chức năng hoạt động của các tạng phủ.
Nguyên nhân gốc rễ gây khó ngủ theo Y học cổ truyền
Tình trạng khó đi vào giấc ngủ thường bắt nguồn từ sự mất cân bằng giữa cơ thể và môi trường xung quanh (căng thẳng). Từ đó gây rối loạn chức năng của tạng tâm, can và thận, khí huyết đều hư tổn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến quá trình an thần, gây khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ sâu.
Nguyên tắc điều trị Đông Y không chỉ tập trung vào triệu chứng mà còn xử lý nguyên nhân gốc rễ gây rối loạn, giúp cơ thể hồi phục từ bên trong.
Nuôi dưỡng khí huyết, đồng thời tăng lưu thông và cải thiện tuần hoàn. Dưỡng tâm an thần, thư giãn hệ thần kinh, giúp giảm căng thẳng và tạo điều kiện cho giấc ngủ tự nhiên.
Cân bằng âm dương, tăng cường chức năng các tạng (tâm, can, thận)
Đông y là một biện pháp trị mất ngủ an toàn và hiệu quả bền vững
Các biện pháp cụ thể trong điều trị mất ngủ theo Đông Y bao gồm:
Biện pháp trị mất ngủ: Sử dụng thuốc thảo dược
Đông Y đã sử dụng thảo dược để điều trị các vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ, thiếu ngủ từ rất lâu đời. Các loại thảo dược có công dụng dưỡng tâm, an thần, bổ huyết, hoạt huyết được kết hợp hài hòa với nhau, mang đến tác dụng toàn diện vừa cải thiện triệu chứng vừa giải quyết được nguyên nhân. Một số loại thảo dược nổi bật, được thấy trong các bài thuốc chữa mất ngủ là Bình vôi, Vông nem, Tim sen, Bạch quả,...
Biện pháp trị mất ngủ: Bấm huyệt
Bấm huyệt là phương pháp sử dụng tay hoặc công cụ chuyên dụng để kích thích các điểm huyệt trên cơ thể, thúc đẩy lưu thông khí huyết, giảm căng thẳng và điều chỉnh trạng thái cân bằng của cơ thể, giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Đối với điều trị mất ngủ, các huyệt đạo quan trọng như huyệt An Miên, Thái Khê và huyệt Tam Âm Giao thường được tác động.
Châm cứu là giải pháp hữu ích trong việc khắc phục tình trạng khó ngủ.
Châm cứu là một phương pháp truyền thống đã được sử dụng trong Đông Y hàng ngàn năm để điều trị nhiều loại bệnh lý, bao gồm cả mất ngủ. Châm cứu tác động trực tiếp lên các huyệt đạo bằng kim châm, kích thích dòng chảy của khí và cân bằng các yếu tố trong cơ thể.
Biện pháp trị mất ngủ: Cấy chỉ
Cấy chỉ là phương pháp hiện đại trong Đông Y, sử dụng chỉ tự tiêu để cấy vào các huyệt đạo tương tự như châm cứu, nhưng với tác dụng lâu dài hơn. Sau khi chỉ được cấy vào các huyệt, nó sẽ kích thích liên tục, giúp điều chỉnh khí huyết và năng lượng trong cơ thể.
Ưu nhược điểm của phương pháp điều trị khó ngủ theo Đông y
Ưu điểm của Đông Y
An toàn, ít tác dụng phụ và không tạo ra sự phụ thuộc vào thuốc.
Hiệu quả lâu dài, bền vững
Nhược điểm của Đông Y
Hiệu quả chậm, yêu cầu kiên trì trong thời gian dài.
Yêu cầu thầy thuốc có kinh nghiệm, đặc biệt trong châm cứu và cấy chỉ
Rủi ro bị nhiễm trùng vết kim châm, vết chỉ khâu
Nguồn nguyên liệu thảo dược khó tìm
Để hiểu hơn về phương pháp điều trị khó ngủ theo Y học cổ truyền, bạn có thể đọc thêm bài viết “Phương pháp Y học cổ truyền - Xu hướng mới trong điều trị mất ngủ ở người trẻ”
Phương pháp điều trị chứng khó đi vào giấc ngủ theo Tây Y:
Nguyên nhân và nguyên tắc điều trị khó ngủ theo Tây y
Mất ngủ thường xuất phát từ căng thẳng, lo âu, trầm cảm, rối loạn nội tiết hoặc các vấn đề về sức khỏe như đau mãn tính, bệnh lý,... Các thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng góp phần gây khó đi vào giấc ngủ.
Để đối phó với tình trạng này, Tây Y tập trung vào việc giảm ngay các triệu chứng mất ngủ thông qua các biện pháp y học hiện đại. Bên cạnh đó, xác định nguyên nhân và tiến hành loại bỏ chúng.
Tuy nhiên, việc xác định nguyên nhân mất ngủ do stress căng thẳng lại không hề dễ, điều này gây cản trở lớn đối với việc điều trị khó ngủ bằng Tây y
Các biện pháp cụ thể trong điều trị mất ngủ theo Đông Y bao gồm:
Biện pháp trị mất ngủ: Sử dụng thuốc Tây
Các loại thuốc an thần, thuốc ngủ hoặc thuốc điều trị lo âu được kê đơn để giúp người bệnh nhanh chóng đi vào giấc ngủ. Nhóm thuốc thường được sử dụng bao gồm: Thuốc ngủ thuộc nhóm Benzodiazepin, thuốc ngủ không chứa benzodiazepin (như Zolpidem), thuốc chống trầm cảm,... [2].
Tuy nhiên phương pháp này không được các chuyên gia bác sĩ khuyến khích vì những tác dụng phụ nguy hiểm và nỗi lo về nguy cơ nghiện thuốc an thần.
Tác dụng phụ của thuốc an thần khiến nhiều người e ngại khi sử dụng phương pháp này
Biện pháp trị mất ngủ: Liệu pháp nhận thức - hành vi và các liệu pháp tâm lý khác
Liệu pháp hành vi - nhận thức (CBT) là một trong những phương pháp tâm lý hiệu quả trong điều trị khó đi vào giấc ngủ. Liệu pháp CBT giúp người bệnh thay đổi cách nhìn nhận và kiểm soát các suy nghĩ, hành vi tiêu cực liên quan đến giấc ngủ, giúp họ học cách thư giãn và kiểm soát căng thẳng trước khi ngủ.
Ngoài ra, liệu pháp này còn hướng dẫn bệnh nhân thiết lập thói quen ngủ lành mạnh và quản lý các yếu tố gây rối loạn giấc ngủ.
Biện pháp trị mất ngủ: Kích thích điện xuyên sọ (tDCS):
Đây là một kỹ thuật điều trị hiện đại, sử dụng dòng điện nhẹ để kích thích trực tiếp vào não bộ, giúp điều chỉnh các hoạt động thần kinh và cải thiện giấc ngủ.
Ưu nhược điểm của phương pháp điều trị khó ngủ theo Tây y
Ưu điểm của Tây y:
Hiệu quả nhanh chóng, giảm triệu chứng tức thời.
Tiện lợi, dễ sử dụng.
Thích hợp cho các trường hợp mất ngủ, khó ngủ cấp tính.
Có nhiều lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị.
Nhược điểm của Tây y:
Nguy cơ phụ thuộc thuốc khi sử dụng dài ngày
Gây nhiều tác dụng phụ (suy giảm nhận thức, mệt mỏi, lờ đờ, buồn ngủ ban ngày,...).
Việc sử dụng kéo dài hoặc quá liều thuốc điều trị có thể gây hại cho gan và thận.
Thường không giải quyết triệt để nguyên nhân gây mất ngủ.
Hiệu quả của thuốc ngắn hạn, đòi hỏi phải dùng liên tục.
3. Giữa Đông và Tây y, nên chọn phương pháp nào?
Việc lựa chọn giữa Tây Y và Đông Y trong điều trị mất ngủ là một quyết định cá nhân, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, nguyên nhân gây mất ngủ, cũng như ưu tiên của từng người.
Ở phần trên anthan.vn đã đưa ra những ưu nhược điểm của cả hai hướng điều trị. Với phương pháp Đông y cho tác dụng chậm nhưng an toàn và bền vững, còn Tây y cho hiệu quả nhanh, tốt nhưng thường ngắn và có nguy cơ gặp nhiều tác dụng phụ hơn.
Nhìn chung mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng, và tùy từng trường hợp, sử dụng kết hợp cả hai phương pháp có thể mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
Kết hợp hai phương pháp Đông và Tây y là biện pháp trị khó đi vào giấc ngủ tối ưu
Gợi ý kết hợp cả Đông Y và Tây Y
Kết hợp giữa Đông Y và Tây Y chính là giải pháp tối ưu, tận dụng ưu điểm của cả hai phương pháp để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Trong trường hợp khó đi vào giấc ngủ, việc kết hợp có thể bao gồm:
Sử dụng thuốc Tây Y trong thời gian ngắn để giảm nhanh triệu chứng khó ngủ.
Châm cứu, bấm huyệt hoặc dùng thảo dược Đông Y để điều chỉnh sức khỏe tổng thể, điều chỉnh các yếu tố nội tại như khí huyết, âm dương, giúp ngăn ngừa tình trạng tái phát.
Liệu pháp tâm lý từ Tây Y để giải quyết nguyên nhân tâm lý, kết hợp song song với thảo dược Đông Y để hỗ trợ thần kinh và thư giãn.
Thực hiện các biện pháp không dùng thuốc và thay đổi lối sống.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây khó đi vào giấc ngủ và mức độ bệnh, nhân viên y tế có thể đề xuất các phác đồ kết hợp phù hợp, đảm bảo hai yếu tố vừa giảm nhanh triệu chứng vừa cải thiện sức khỏe lâu dài.
4. An Thần Vương - Giải pháp kết hợp an toàn và hiệu quả cho giấc ngủ
Viên siêu rã An Thần Vương là sản phẩm kết hợp tinh hoa y học cổ truyền với công nghệ sản xuất hiện đại, mang lại hiệu quả cao trong điều trị chứng bệnh khó đi vào giấc ngủ.
Sản phẩm được phát triển dựa trên nền tảng của bài thuốc Y học cổ truyền, 8 thành phần chính trong sản phẩm bao gồm:
Bình vôi và Vông nem có tác dụng tạo ra tín hiệu tự nhiên của giấc ngủ, giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn và duy trì giấc ngủ sâu.
Tim sen và Lạc tiên có tác dụng dưỡng tâm, an thần và bảo vệ các tế bào thần kinh, giúp ổn định tâm trạng, hỗ trợ quá trình phục hồi hệ thần kinh.
Bạch quả, Sinh địa, Xích thược và Xuyên khung đóng vai trò trong việc thúc đẩy tuần hoàn máu và cải thiện sức khỏe não bộ, giúp giảm tình trạng mất ngủ do căng thẳng kéo dài.
Nhờ sự kết hợp hoàn hảo của 8 thảo dược, An Thần Vương mang lại hiệu quả an thần, giúp giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách tự nhiên. Bên cạnh đó còn giúp tăng cường khí huyết, nuôi dưỡng não bộ, chống lại căng thẳng, từ đó mang lại hiệu quả bền vững.
Một trong những ưu điểm của Đông y xuất hiện trong An Thần Vương là tính an toàn cao khi sử dụng lâu dài. Nhờ thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, sản phẩm giúp cải thiện giấc ngủ một cách tự nhiên, không gây tác dụng phụ hay lệ thuộc vào thuốc.
An Thần Vương được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt chuẩn GMP. Điều này đảm bảo cho sản phẩm luôn đạt chất lượng tốt nhất với hàm lượng dược chất ổn định, dược chất giữ được tối đa hoạt tính, mang lại hiệu quả cao trong điều trị.
Với dạng bào chế viên nén siêu rã, viên An Thần Vương tan rã ngay khi vào cơ thể và nhanh chóng phát huy tác dụng. Điều này giúp người dùng cảm nhận được hiệu quả chỉ sau thời gian ngắn sử dụng, cải thiện giấc ngủ ngay sau khi sử dụng 30 phút.
Trong nhiều năm lưu hành, An Thần Vương không chỉ được người tiêu dùng tin tưởng mà còn được nhiều chuyên gia y tế đánh giá cao về hiệu quả và độ an toàn.
TS.BS Vũ Thị Khánh Vân phân tích bảng thành phần An Thần Vương trong một chương trình sức khỏe
Cô Trần Minh Luận công nhận về hiệu quả của An Thần Vương
Việc kết hợp 2 phương pháp Đông Y và Tây Y trong điều trị chứng khó đi vào giấc ngủ mang lại hiệu quả tối ưu. An Thần Vương là sự kết hợp tinh hoa thảo dược Đông Y và công nghệ hiện đại, là lựa chọn an toàn và hiệu quả cho giấc ngủ tự nhiên, bền vững, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.
Tài liệu tham khảo
[1] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1978319/
[2] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4634348/