Tại sao bạn cảm thấy mệt nhưng không ngủ được?

Người đăng: Nguyễn Nga - Lượt xem: 8415

Cảm giác mệt mỏi rã rời nhưng không thể ngủ là tình trạng phổ biến, đặc biệt trong cuộc sống hiện đại. Vì sao tình trạng này xảy ra và có giải pháp nào để khắc phục? Hãy cùng anthan.vn tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Chu kỳ giấc ngủ là gì? Tại sao bạn cảm thấy mệt nhưng không ngủ được? 

Chu kỳ giấc ngủ là quá trình não hoạt động khi chúng ta ngủ, mỗi chu kỳ kéo dài khoảng 90 phút và lặp lại nhiều lần suốt đêm. Để có giấc ngủ chất lượng, cơ thể cần trải qua ít nhất 5 chu kỳ ngủ mỗi đêm. 

Tuy nhiên, nếu có tác động từ bên ngoài, chu kỳ giấc ngủ có thể bị gián đoạn, làm bạn khó ngủ sâu hoặc tỉnh giấc nhiều lần, dù người mệt mỏi uể oải.

Một số nguyên nhân không ngủ được, dù mệt mỏi uể oải trong người là:

Căng thẳng và lo âu gây gián đoạn giấc ngủ

Căng thẳng là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến việc mệt nhưng không thể ngủ. Khi chúng ta gặp phải căng thẳng, cơ thể tiết ra hormone cortisol – một loại hormone làm tăng nhịp tim, huyết áp và duy trì sự tỉnh táo. Điều này khiến tinh thần không thể thư giãn, gây khó khăn trong việc chìm vào giấc ngủ [1].

Lo âu cũng là một yếu tố tác động nghiêm trọng vào chu kỳ giấc ngủ. Những suy nghĩ về công việc, tài chính, hoặc các mối quan hệ cá nhân khiến não bộ liên tục hoạt động và gây ra một vòng luẩn quẩn: Lo lắng dẫn đến ngủ được, mà không ngủ được thì lại càng lo lắng. 

Chu kỳ giấc ngủ là gì? Tại sao bạn cảm thấy mệt nhưng không ngủ được?

Căng thẳng lo âu là nguyên nhân không ngủ được dù mệt mỏi uể oải trong người

Nếu bạn đang trải qua việc căng thẳng quá mức, nên đọc thêm bài viết về 7 cách khắc phục mất ngủ do stress

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh gây tình trạng mệt nhưng không ngủ được

Một số thói quen trong sinh hoạt hàng ngày cũng là nguyên nhân gây khó ngủ, dù bạn cảm thấy rất mệt. Thức khuya thường xuyên, uống cà phê hoặc đồ uống có chứa caffeine vào buổi tối, ăn quá no trước khi đi ngủ, hoặc thiếu vận động ban ngày đều có thể khiến cơ thể khó thư giãn và dễ ngủ hơn.

Ngoài ra, việc tiếp xúc với ánh sáng xanh từ điện thoại hoặc máy tính trước giờ ngủ làm giảm mức độ sản xuất melatonin, hormone điều hòa chu kỳ ngủ – thức của cơ thể, khiến giấc ngủ khó đến hơn.

Vấn đề sức khỏe và bệnh lý gây tình trạng mệt nhưng không ngủ được

Một số vấn đề về sức khỏe cũng góp phần dẫn đến tình trạng mệt mỏi nhưng không ngủ được. Các rối loạn như mất ngủ mãn tính, ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên hay trào ngược dạ dày vào ban đêm có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi mà vẫn không thể có được một giấc ngủ sâu và liên tục.

Mất cân bằng nội tiết tố (ví dụ như trong thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ) cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ. 

Các bệnh lý thần kinh như Parkinson, Alzheimer, hoặc rối loạn tâm thần cũng là nguyên nhân không ngủ được.

Tuổi tác ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ

Tuổi cao cũng là nguyên nhân không ngủ được, dù người mệt mỏi uể oải. Tuổi tác là một yếu tố ảnh hưởng nhiều đến chu kỳ giấc ngủ, làm thay đổi thời gian và chất lượng giấc ngủ. 

Người lớn tuổi thường khó bắt đầu giấc ngủ, ngủ ít sâu hơn và ít trải qua giấc ngủ REM. Điều này khiến họ cảm thấy mệt mỏi nhưng vẫn không ngủ được, dễ tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ lại.

2. Mệt nhưng không ngủ được kéo dài gây hậu quả khôn lường

Tình trạng mệt mỏi nhưng không ngủ được kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, công việc cuộc sống hàng ngày và các mối quan hệ xung quanh. Dưới đây là 8 hậu quả phổ biến mà bạn có thể gặp phải:

  • Suy giảm trí nhớ: Khi thiếu ngủ, não gặp khó khăn trong việc nhớ lại các sự kiện và thông tin. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tập trung, ghi nhớ và tư duy.

  • Giảm hiệu suất làm việc: Người mệt mỏi uể oải khiến bạn khó tập trung, xử lý thông tin chậm hơn và dễ mắc lỗi. Dẫn đến giảm năng suất và chất lượng công việc, thậm chí ảnh hưởng đến nguồn thu nhập và cơ hội thăng tiến.

  • Rối loạn tâm trạng: Mệt mỏi mất ngủ thường xuyên làm bạn rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu và cáu gắt, gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh.

  • Suy giảm hệ miễn dịch: Thiếu ngủ gây suy giảm sức đề kháng, điều này làm bạn dễ bị nhiễm bệnh và quá trình hồi phục sau bệnh cũng chậm hơn.

  • Tăng nguy cơ tai nạn: Mệt mỏi không ngủ được kéo dài làm giảm khả năng tập trung và phản ứng nhanh nhạy. Tình trạng này làm tăng nguy cơ gặp tai nạn khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

  • Tăng cân và rối loạn ăn uống: Khó ngủ, thiếu ngủ ảnh hưởng đến hormone điều chỉnh cảm giác đói, khiến bạn thèm ăn đồ ngọt và béo nhiều hơn. 

Mệt nhưng không ngủ được kéo dài gây hậu quả khôn lường

Mệt mỏi không ngủ được kéo dài gây tăng cân mất kiểm soát và rối loạn ăn uống

  • Nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Mệt mỏi không ngủ được kéo dài gây tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đau tim và đột quỵ.

  • Nguy cơ mắc bệnh tâm lý: Mất ngủ kéo dài dẫn đến căng thẳng liên tục. Điều này khiến tình trạng sức khỏe tinh thần ngày càng suy giảm và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, 

3. 90% Trường hợp mệt nhưng không ngủ được không xác định nguyên nhân

Thực tế, có đến 90% các trường hợp mệt mỏi nhưng không ngủ được không thể xác định nguyên nhân chính xác. Điều này là do mệt mỏi khó ngủ là hệ quả của nhiều yếu tố nguyên nhân đan xen, bao gồm thói quen sinh hoạt, căng thẳng tinh thần, và các vấn đề sức khỏe khác.

Khi nguyên nhân gây mệt mỏi khó ngủ không được làm rõ, việc sử dụng các biện pháp điều trị, đặc biệt là thuốc Tây y, thường không mang lại hiệu quả bền vững.

Thuốc Tây y có khả năng giúp giảm nhanh triệu chứng, nhưng chỉ là giải pháp tạm thời, không giải quyết được vấn đề gốc rễ. Vì vậy, dù có thể giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn trong thời gian ngắn, nhưng thuốc Tây y chưa bao giờ được coi là phương pháp điều trị tối ưu cho những trường hợp này.

90% Trường hợp mệt nhưng không ngủ được không xác định nguyên nhân:

Thuốc Tây không phải lựa chọn tối ưu cho tình trạng người mệt mỏi uể oải nhưng không thể ngủ được.

Thay vào đó, các chuyên gia bác sĩ khuyến khích việc kết hợp các phương pháp điều trị an toàn, có thể sử dụng lâu dài mà không gây tác dụng phụ. Các phương pháp này không chỉ nhắm vào triệu chứng mà còn tác động sâu vào nguyên nhân gây bệnh, từ đó cải thiện sức khỏe tổng thể, mang lại hiệu quả lâu dài. 

4. 5 Biện pháp cải thiện tình trạng mệt nhưng không ngủ được

Dưới đây là 5 biện pháp trị mệt mỏi nhưng khó ngủ, mang lại hiệu quả toàn diện và bền vững mà bạn có thể áp dụng ngay.

Liệu pháp ánh sáng đỏ vào buổi tối

Ánh sáng đỏ là loại ánh sáng sinh học có tần số và bước sóng đặc biệt giúp kích thích sản xuất melatonin. Nếu ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử có thể gây rối loạn giấc ngủ, thì ánh sáng đỏ lại giúp cơ thể chuẩn bị tự nhiên cho giấc ngủ. 

Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng tiếp xúc với ánh sáng đỏ trước khi đi ngủ có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm tình trạng khó ngủ ở người mệt mỏi [2].

Phương pháp thở 4-7-8 kết hợp với thiền chánh niệm (mindfulness)

Kỹ thuật thở 4-7-8 là biện pháp trị mất ngủ phổ biến, khi được kết hợp với thiền chánh niệm sẽ tạo ra hiệu quả bất ngờ. 

Sự kết hợp này không chỉ giúp thư giãn cơ thể mà còn giảm căng thẳng tinh thần, điều chỉnh nhịp tim và đưa cơ thể vào trạng thái sẵn sàng cho giấc ngủ. 

Để thực hiện biện pháp này, bạn hãy tìm một không gian yên tĩnh và thoải mái.

  • Bắt đầu bằng cách ngồi hoặc nằm thẳng lưng, nhắm mắt lại và đưa sự chú ý vào hiện tại. 

  • Sau đó hãy hít vào qua mũi trong 4 giây, giữ hơi thở trong 7 giây, đồng thời tập trung vào khoảnh khắc hiện tại, cảm nhận cơ thể mình từ bên trong mà không suy nghĩ về quá khứ hay lo lắng tương lai. Khi thở ra từ từ trong 8 giây qua miệng, hãy buông bỏ mọi suy nghĩ, căng thẳng, và lo âu.

Lặp lại quá trình này trong 15 - 20 phút, hoặc lâu hơn nếu bạn cảm thấy cần thiết.

5 Biện pháp cải thiện tình trạng mệt nhưng không ngủ được

Kết hợp thiền chánh niệm với kỹ thuật thở 4-7-8 giúp cải thiện tình trạng

mệt nhưng không ngủ được hiệu quả

Massage sâu với tinh dầu tiêu đen và quế

Thay vì chỉ sử dụng tinh dầu hoa oải hương hay bạc hà, tinh dầu tiêu đen và quế là biện pháp trị mất ngủ mạnh hơn trong việc kích thích tuần hoàn máu và thư giãn cơ bắp. 

Massage sâu hay massage mô sâu là một phương pháp trị liệu sử dụng những động tác chậm, sâu và tập trung vào các cơ và mô liên kết sâu bên trong cơ thể. Bằng cách tạo áp lực liên tục lên vùng cần điều trị, massage mô sâu giúp giảm căng cơ hiệu quả.

Khi kết hợp massage mô sâu cùng tinh dầu tiêu đen và quế giúp giảm căng thẳng cơ thể và cảm giác mệt mỏi nhưng không ngủ được. Sự kết hợp này tạo cảm giác ấm áp, điều hòa năng lượng trong cơ thể, từ đó giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Sử dụng âm thanh tần số 528Hz (Solfeggio frequencies)

Âm thanh tần số 528Hz thuộc dải tần số Solfeggio là một biện pháp trị mất ngủ hiệu quả, được nghiên cứu chứng minh có khả năng điều chỉnh tinh thần, giúp cơ thể thư giãn và cải thiện giấc ngủ [3]

Để sử dụng loại âm thanh này, bạn không cần đeo tai nghe, chỉ cần điều chỉnh âm lượng vừa phải hoặc thấp và thả lỏng cơ thể. Hãy để âm nhạc tần số Solfeggio nhẹ nhàng vang lên, lắng nghe cho đến khi bạn cảm thấy buồn ngủ. Tiếp tục nghe cho đến khi giấc ngủ đến một cách tự nhiên và đều đặn.

An Thần Vương - Cải thiện tình trạng mệt nhưng không ngủ được

Cải thiện tình trạng mệt nhưng không ngủ được bằng cách kết hợp các biện pháp không dùng thuốc và viên siêu rã An Thần Vương được nhiều chuyên gia khuyên dùng.

An Thần Vương - Cải thiện tình trạng mệt nhưng không ngủ được

Theo BS.TS Vũ Thị Khánh Vân, nguyên Trưởng khoa A9 – Viện Y học cổ truyền Quân đội, đây là một giải pháp an toàn và hiệu quả cho những ai đang gặp vấn đề về giấc ngủ.


Phần chia sẻ của BS.TS Vũ Thị Khánh Vân trong một chương trình sức khỏe

An Thần Vương được nhiều người tin tưởng nhờ vào những điểm nổi bật sau:

Dạng viên siêu rã tăng hấp thu, tăng tác dụng

An Thần Vương được bào chế dạng viên siêu rã, giúp thuốc tan ngay lập tức khi uống vào cơ thể, mang lại tác dụng nhanh gấp 10 lần so với các loại viên thông thường.

Thành phần có nguồn gốc 100% tự nhiên, đảm bảo độ an toàn 

An Thần Vương với thành phần 100% tự nhiên, không gây tác dụng phụ hay lệ thuộc vào thuốc, đảm bảo an toàn, được Bộ Y tế kiểm định chất lượng.

Tác dụng vượt trội với cơ chế "lõi - vỏ": 

An Thần Vương có tác dụng vượt trội nhờ cơ chế "lõi - vỏ" với 8 loại thảo dược quý.

  • Phần vỏ gồm: bình vôi, vông nem, lạc tiên và tim sen. Những thảo dược này giúp cải thiện tâm trạng, tạo tín hiệu giấc ngủ, giúp dễ ngủ và ngủ sâu hơn.

  • Phần lõi gồm: bạch quả, sinh địa, xích thược và xuyên khung. Chúng giúp tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ chức năng não, mang lại giấc ngủ bền vững và lâu dài.

Cơ chế này giúp An Thần Vương cải thiện giấc ngủ một cách toàn diện và an toàn.

Hiệu quả, chất lượng của viên siêu rã An Thần Vương được chính khách hàng trải nghiệm và đưa ra những lời phản hồi công tâm nhất.


Chú Hoàng Trọng Khang đã cải thiện tình trạng mệt nhưng không ngủ được nhờ

viên siêu rã An Thần vương

Tình trạng mệt mỏi nhưng không ngủ được gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Việc kết hợp các biện pháp tự nhiên cùng viên siêu rã An Thần Vương là một giải pháp hiệu quả được nhiều chuyên gia khuyến nghị.

Tài liệu tham khảo:

[1] https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC1978319/ 

[2] https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC10484593/ 

[3] https://www.researchgate.net/publication/333852911_Sound_Healing_using_Solfeggio_Frequencies d
Đặt mua an thần vương
Đặt mua an thần vương
Giá: 180.000 VNĐ/hộp
* Đơn hàng từ 2 hộp, miễn phí tiền vận chuyển
* Đơn hàng trên 5 hộp, giá còn 170.000 VNĐ/hộp
Tổng giá: 360.000 VNĐ
(Miễn phí vận chuyển)