Dưới áp lực của cuộc sống, rối loạn lo âu ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là người trẻ. Tuy nhiên phần lớn những rối loạn này không được phát hiện và khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Do đó việc nhận biết những biểu hiện của rối loạn lo âu là điều vô cùng quan trọng đối với người bệnh.
1. Rối loạn lo âu là bệnh lý gì?
Rối loạn lo âu là một rối loạn tâm thần phổ biến, thường xuất hiện trước hoặc vào đầu tuổi trưởng thành. Bệnh lý đặc trưng bởi cảm giác sợ hãi, lo âu quá mức đối với một vấn đề, sự vật, thậm chí sự lo lắng có phần vô lý.
Rối loạn lo âu là bệnh lý gì?
Trạng thái cảm xúc này kéo dài ít nhất 6 tháng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất, bao gồm cả chất lượng giấc ngủ.
Bệnh lý rối loạn lo âu thường đi kèm với các rối loạn tâm thần khác, đặc biệt là trầm cảm. Sự kết hợp giữa các rối loạn tạo thành vòng xoáy bệnh lý phức tạp, khiến triệu chứng trầm trọng hơn, gây khó khăn trong việc điều trị.
Việc phát hiện bệnh kịp thời, chính xác được chứng minh giúp giảm gánh nặng bệnh tật do rối loạn lo âu tốt nhất. [1]
2. 5 Biểu hiện của rối loạn lo âu dễ dàng quan sát được
Dưới đây là 5 biểu hiện rối loạn lo âu dễ dàng quan sát nhất, cụ thể:
Bồn chồn, lo lắng liên tục
Lo lắng quá nhiều là biểu hiện đặc trưng của chứng rối loạn lo âu. Người bệnh thường xuyên lo lắng thái quá, thậm chí là vô lý đối với những sự kiện, sự vật trong cuộc sống.
Ngoài ra thường xuyên cảm thấy bồn chồn cũng là một tín hiệu nhận biết rối loạn lo âu. Trạng thái này thường xuất hiện ở độ tuổi trẻ em và thanh thiếu niên, theo thống kê trên 128 trẻ mắc chứng rối loạn lo âu có 74% số trẻ có triệu chứng bồn chồn.
Bồn chồn, lo lắng được xem là biểu hiện của rối loạn lo âu khi tình trạng này xảy ra phần lớn các ngày trong tuần và kéo dài tối thiểu 6 tháng. Bên cạnh đó, trạng thái này xảy ra nghiêm trọng gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống.
Thường xuyên bị mất tập trung
Thường xuyên bị mất tập trung, suy giảm trí nhớ, nói trước quên sau là biểu hiện rối loạn lo âu dễ nhận biết. Khi lo âu kéo dài, cơ thể tăng sản sinh hormone cortisol - hormone căng thẳng.
Cortisol có tác dụng giúp cơ thể chống lại căng thẳng, nhưng nếu ở nồng độ cao hormon này sẽ làm trầm trọng thêm trạng thái căng thẳng và gây suy giảm trí nhớ. Điều này gây cản trở sự tập trung, khiến người bệnh khó tập trung trong nhiều hoạt động sống như lúc làm việc, lái xe, học tập,...
Rối loạn giấc ngủ
Khi rơi vào trạng thái lo âu liên tục, hệ thần kinh giao cảm bị kích hoạt, khiến cơ thể luôn trong trạng thái bị kích thích bởi môi trường và gây rối loạn giấc ngủ.
Tình trạng này cũng khiến các tuyến nội tiết tăng tiết hormon tỉnh táo và giảm tiết các hormon gây buồn ngủ như melatonin, khiến giấc ngủ của người bệnh bị suy giảm.
Khó ngủ, hay thức giấc giữa đêm là dấu hiệu rối loạn lo âu
Hơn thế, lo âu làm tăng các gốc tự do và gây tổn thương não bộ, khiến chức năng điều chỉnh nhịp ngủ thức suy giảm.
Mặt khác mất ngủ cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây rối loạn lo âu. Một nghiên cứu được thực hiện với 1000 đứa trẻ trong 20 năm đã cho kết quả: Mất ngủ lúc nhỏ làm tăng 60% nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu ở tuổi trưởng thành.
Rối loạn giấc ngủ và rối loạn lo âu là hai bệnh lý có mối liên hệ mật thiết với nhau, chúng tạo thành vòng xoáy bệnh lý phức tạp và nguy hiểm.
Cơn sợ hãi, hoảng loạn quá mức
Rối loạn hoảng sợ là một trong những biểu hiện rối loạn lo âu thường thấy. Người bệnh rối loạn hoảng sợ thường xuyên có cơn hoảng loạn, sợ hãi mãnh liệt, không thể kiểm soát.
Khi sợ hãi tột độ, cơ thể tiết ra lượng lớn các hormon (adrenalin) nhằm chống lại trạng thái này. Hormon adrenalin làm tăng nhịp tim, khó thở, tức ngực, vã mồ hôi, run rẩy, buồn nôn, đau bụng,... những triệu chứng này xảy ra quá mức, thậm chí là mất kiểm soát.
Né tránh giao tiếp xã hội
Sợ hãi, né tránh giao tiếp xã hội là một dấu hiệu rối loạn lo âu phổ biến. Một thống kê thực hiện tại Mỹ cho biết triệu chứng này ảnh hưởng đến 12% người trưởng thành ở một số thời điểm nhất định trong cuộc sống.
Người bệnh rối loạn lo âu thường có vẻ nhút nhát, im lặng trong một cộng đồng xã hội hoặc khi gặp gỡ người lạ. Ngoài ra họ luôn cảm thấy sợ hãi trước ảnh mắt của người khác và có xu hướng né tránh mọi hoạt động cộng đồng, xã hội.
Những biểu hiện rối loạn lo âu thường rất rõ ràng, do đó luôn quan sát bản thân và những người trong gia đình giúp phát hiện bệnh sớm, điều này giúp việc điều trị dễ dàng hơn.
3. Khi người thân có biểu hiện rối loạn lo âu - chúng ta cần làm gì?
Rối loạn lo âu kéo dài có thể khiến người bệnh suy sụp cả về sức khỏe và tinh thần, nguy hiểm hơn có thể nảy sinh những ý nghĩ tiêu cực như tự làm đau bản thân. Vì vậy cần có những can thiệp điều trị đối với người bệnh càng sớm càng tốt, bao gồm:
Cải thiện bằng các biện pháp đơn giản tại nhà:
Cải thiện bằng các phương pháp tại nhà tuy đơn giản nhưng đây là biện pháp quan trọng giúp giảm hiệu quả tình trạng rối loạn lo âu quá mức. Dưới đây là 6 cách chữa rối loạn lo âu mà bạn có thể tham khảo:
Bài tập Thiền
Ngồi thiền là phương pháp giải tỏa lo âu, căng thẳng hiệu quả. Để thực hiện các bài tập thiền đúng cách, bạn cần một không gian đủ yên tĩnh và thoải mái. Bên cạnh đó nắm vững kỹ thuật thiền cơ bản sẽ giúp việc thực hiện hiệu quả hơn.
Mỗi ngày bạn nên thiền từ 15 - 30 phút để thấy được sự cải thiện tâm trạng rõ rệt. Những bài tập thiền giúp giải lo âu mà bạn có thể áp dụng là:
Tập thể dục mỗi ngày giúp giảm rối loạn lo âu
Tập thể dục thường xuyên với cường độ phù hợp mang lại cho bạn một thể chất khỏe mạnh và một tinh thần minh mẫn. Khi hoạt động, hệ tuần hoàn được kích hoạt, máu được đưa đến não nhiều hơn, giúp tăng cường chức não bộ.
Bên cạnh đó serotonin và dopamin - hai hormon điều chỉnh tâm trạng cũng được tiết ra nhiều hơn, từ đó giúp giải tỏa lo âu căng thẳng.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2013 chỉ ra rằng những người tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày, thực hiện 5 ngày trên tuần có ít triệu chứng rối loạn lo âu và trầm cảm hơn.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên lựa chọn bài tập phù hợp với thể chất (đi bộ, yoga, nâng tạ, bơi lội,...) và có thời gian tập tối ưu (ít nhất 30 phút/ ngày)
Liệu pháp mùi hương - Aromatherapy
Từ xa xưa, tinh dầu đã được sử dụng rộng rãi, không chỉ giúp cải thiện mái tóc và làn da, tinh dầu còn mang đến tác dụng tuyệt vời cho tinh thần, giúp giảm lo âu, cải thiện tâm trạng.
Liệu pháp mùi hương - Aromatherapy là phương pháp sử dụng tinh dầu nhằm cải thiện sức khỏe tinh thần.
Khi hít mùi hương tinh dầu hoặc thoa lên da, các phân tử hương thơm sẽ được truyền dẫn đến não bộ, kích thích các phản ứng giúp thư giãn tinh thần và giảm căng thẳng.
Ví dụ, tinh dầu từ hoa oải hương được chỉ ra có khả năng giảm cortisol - hormon stress, thủ phạm gây lo âu, hoảng loạn. Ngoài ra tinh dầu Nhũ hương, Cam Bergamot,... cũng được chứng minh với tác dụng tương tự.
Sử dụng tinh dầu Nhũ hương là cách chữa rối loạn lo âu bằng liệu pháp mùi hương phổ biến.
Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) đối với rối loạn lo âu
Liệu pháp hành vi - nhận thức (CBT) được chứng minh có hiệu quả tốt đối với rối loạn lo âu. Là phương pháp điều trị ngắn hạn, CBT tập trung vào thay đổi cảm xúc người bệnh bằng cách thay đổi suy nghĩ và hành vi. Hai phương pháp CBT được sử dụng phổ biến nhất để điều trị các rối loạn lo âu là liệu pháp tiếp xúc và liệu pháp nhận thức:
Liệu pháp tiếp xúc (ET): Về cơ bản phương pháp này giúp người bệnh đối mặt trực tiếp với nỗi sợ hãi theo mức độ tăng dần, từ đó giảm thiểu sự lo lắng và ám ảnh.
Liệu pháp nhận thức (LT), chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn thay đổi nhận thức về những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực, từ đó cải thiện cách nhìn nhận và ứng phó với các vấn đề trong cuộc sống.
Vệ sinh giấc ngủ - Tạo một giấc ngủ sâu, đủ giấc
Mất ngủ và rối loạn lo âu là một vòng luẩn quẩn nguy hiểm, do đó, cải thiện giấc ngủ giúp tăng khả năng chống lại lo âu căng thẳng, giảm rối loạn lo âu.
Để tăng chất lượng giấc ngủ ngoài những biện pháp như thiền, tập thể dục, thư giãn tâm trạng,... việc vệ sinh giấc ngủ là một yếu tố quan trọng, tuy nhiên lại thường bị nhiều người bệnh bỏ qua.
Vậy để vệ sinh giấc ngủ, bạn cần lưu ý những gì?
Thiết lập giờ ngủ cố định, lưu ý chọn giờ ngủ - thức phù hợp với lịch sinh hoạt và đảm bảo đủ 7-8h mỗi đêm.
Không gian ngủ cần đảm bảo ánh sáng nhẹ hoặc tối, nhiệt độ mát mẻ (18-22 độ C), yên tĩnh.
Nên tắt các thiết bị điện tử ít nhất 1 tiếng trước khi ngủ, để cách xa vị trí nằm 2 mét nhằm tránh tác động xấu từ ánh sáng xanh.
Sử dụng thảo dược chữa rối loạn tâm lý
Hiện nay sử dụng thuốc chống loạn thần là cách chữa rối loạn lo âu bằng Tây y phổ biến. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc Tây người bệnh phải đối mặt với nhiều tác dụng không mong muốn như dị ứng, độc gan thận,... Về lâu dài gây tình trạng nghiện (lệ thuộc) thuốc, thậm chí là dẫn đến trầm cảm.
Do đó xu hướng sử dụng phương pháp Y học cổ truyền điều trị rối loạn lo âu ngày càng được lựa chọn và sử dụng nhiều hơn.
Theo Y học cổ truyền rối loạn lo âu được xếp vào chứng uất, khi cơ thể mất cân bằng nội ngoại dẫn đến ứ đọng uất khí, gây ảnh hưởng đến tạng, đặc biệt là tâm - can - tỳ. Do đó để cải thiện lo âu, cần giải phóng uất khí, cân bằng can tỳ, bổ lý bổ tâm và cân bằng nội ngoại.
Từ xưa, ông bà ta đã tìm ra và ứng dụng nhiều loại thuốc nam trong việc điều trị chứng rối loạn lo âu. Ngày nay nhiều loại cây thảo dược cũng đã được chứng minh hiệu quả dựa trên nghiên cứu khoa học như củ Bình vôi, Vông nem, Nụ hoa tam thất,...
Tham khảo thêm bài viết: Những cây thuốc trị mất ngủ hiệu quả mà bạn không thể bỏ qua
Can thiệp y tế: Thăm khám bác sĩ tâm lý
Rối loạn lo âu là vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc quan sát, phát hiện các dấu hiệu rối loạn lo âu sớm và can thiệp điều trị kịp thời đóng vai trò then chốt trong việc kiểm soát các triệu chứng và cải thiện bệnh lý.
Vậy khi nào bạn cần thăm khám bác sĩ tâm lý?
Bạn nên thăm khám bác sĩ tâm lý khi gặp một trong bốn dấu hiệu sau:
Không thể kiểm soát cơn lo âu, hoảng sợ quá mức. Tình trạng này xảy ra thường xuyên, ngay cả khi không có nguyên nhân.
Trạng thái lo âu ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng làm việc, học tập và sinh hoạt thường ngày.
Triệu chứng thể chất: Khó thở, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, run rẩy, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, căng cơ, đau nhức, khó ngủ, mệt mỏi.
Xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực, ám ảnh, thậm chí là cảm giác sắp chết.
Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán dựa trên các triệu chứng, kiểm tra sức khỏe thể chất và thực hiện các xét nghiệm tâm lý nếu cần thiết. Từ đó đưa ra phương hướng điều trị phù hợp với từng cá nhân.
4. An Thần Vương - Giải pháp cải thiện tình trạng rối loạn lo âu hiệu quả!
Hiện nay xu hướng điều trị rối loạn lo âu bằng Y học cổ truyền đang được phổ biến mạnh mẽ. Trong đó, Viên uống thảo dược An Thần Vương là một giải pháp cải thiện rối loạn lo âu hiệu quả, được nhiều chuyên gia khuyên dùng.
Viên uống giảm lo âu, căng thẳng An Thần Vương - Cách chữa rối loạn lo âu từ thiên nhiên
An Thần Vương có nguồn gốc từ 100% thảo dược, là sự kết hợp của 8 loại thảo dược quý đối với sức khỏe tinh thần như Bình vôi, Vông nem,... Sản phẩm có công dụng giải phóng uất khí, bổ tâm - can - tỳ, lập lại cân bằng giữa cơ thể và môi trường, từ đó giảm lo âu căng thẳng, cải thiện giấc ngủ.
An Thần Vương sử dụng cho những. Dùng cho người bị căng thẳng thần kinh, hồi hộp, lo âu do công việc, cuộc sống hoặc có biểu hiện rối loạn lo âu, tâm trạng trầm uất.
Trong một chương trình sức khỏe, Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Thị Khánh Vân cũng đã có phần phân tích về hiệu quả của An Thần Vương.
Bên cạnh đó rất nhiều minh chứng “NGƯỜI THẬT - VIỆC THẬT”, rất nhiều khách hàng đã giải quyết được tình trạng rối loạn lo âu, khôi phục lại cuộc sống bình thường nhờ có An Thần Vương.
Câu chuyện của cô Tú, Hà Nội là một ví dụ điển hình:
Hay cô Trần Minh Luận, Hà Nội cũng là một khách hàng đã cải thiện tình trạng rối loạn lo âu sau khi sử dụng An Thần Vương.
Nếu bạn hoặc người nhà có 5 biểu hiện rối loạn lo âu, hãy can thiệp sớm nhất có thể, bắt đầu bằng những cách chữa rối loạn lo âu đơn giản như thiền, yoga,... và sử dụng An Thần Vương mỗi ngày. Việc điều trị sớm bằng An Thần Vương được chứng minh có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh một cách đáng kể.
Tài liệu tham khảo
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33581801/
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26487814/