Suy giảm trí nhớ vốn được xem là vấn đề thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, chứng bệnh này ngày càng trẻ hóa và gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của giới trẻ. Hiểu rõ về nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ ở người trẻ giúp xây dựng hướng điều trị phù hợp, đem lại hiệu quả cao.
1. Suy giảm trí nhớ là gì? Dấu hiệu nhận biết giảm trí nhớ ở người trẻ
Suy giảm trí nhớ là hiện tượng suy giảm khả năng ghi nhớ của não bộ. Người bệnh gặp khó khăn trong việc tiếp nhận, ghi nhớ thông tin mới, đồng thời dần quên đi thông tin cũ. Bên cạnh đó sự tập trung, tư duy, khả năng hiểu và tính toán cũng bị suy giảm nghiêm trọng.
Suy giảm trí nhớ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công việc, học tập
Tình trạng giảm trí nhớ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến những hoạt động hằng ngày, giảm chất lượng công việc và học tập, về lâu dài có thể gây hậu quả nghiêm trọng như sa sút trí tuệ, bệnh alzheimer.
Suy giảm trí nhớ chủ yếu xảy ra ở nhóm người lớn tuổi, tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân, hiện nay căn bệnh này trở nên phổ biến ở nhóm người trẻ. Các dấu hiệu nhận biết suy giảm trí nhớ ở người trẻ bao gồm:
Hay quên, đặc biệt là những việc, hành động mới xảy ra
Khó khăn trong việc nhớ thông tin mới và quên đi thông tin cũ.
Gặp khó khăn khi tập trung
Lúng túng khi thực hiện các thao tác quen thuộc
Hay hỏi lại những câu hỏi đã được trả lời
2. Top 7 nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ ở người trẻ
Suy giảm trí nhớ đang dần trở thành căn bệnh phổ biến ở người trẻ. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này ở người trẻ thường bắt nguồn từ chính những thói quen xấu trong lối sinh hoạt.
Dưới đây là 7 nguyên nhân phổ biến gây suy giảm trí nhớ ở người trẻ.
Rối loạn giấc ngủ
Tình trạng rối loạn giấc ngủ như trằn trọc, khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm,... khiến quá trình xử lý và ghi nhớ của vỏ não bị gián đoạn, dẫn đến giảm trí nhớ.
Một nghiên cứu được công bố gần đây cũng chứng minh được mối liên quan giữa mất ngủ và bệnh Alzheimer. Thiếu ngủ cấp tính làm tích tụ β-amyloid trong dịch não tủy và tạo thành mảng bám trong não, từ đó dẫn đến suy giảm trí nhớ, gia tăng nguy cơ mắc Alzheimer. [1]
Áp lực, căng thẳng, lo âu,... là những lý do phổ biến gây nên tình trạng rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra việc thức khuya thường xuyên hay ăn uống không khoa học cũng có thể gây thiếu ngủ liên tục. Do đó, cải thiện chất lượng giấc ngủ giúp tăng sự tập trung và khả năng ghi nhớ, tư duy.
Thường xuyên bị lo âu, căng thẳng tinh thần
Thường xuyên bị căng thẳng, lo âu do áp lực công việc và cuộc sống cũng gây ra nhiều vấn đề về trí nhớ như suy giảm trí nhớ, hay quên. Tình trạng này ngăn cản quá trình tập trung, lưu trữ thông tin của vỏ não, dẫn đến thông tin trong bộ não ngắn hạn bị mất đi.
Căng thẳng lo âu còn là yếu tố làm tăng sản sinh các gốc tự do - một trong những tác nhân gây tổn thương não bộ. Não bộ bị tổn thương dẫn đến sự suy giảm hàng loạt các chức năng quan trọng, bao gồm cả khả năng ghi nhớ, tư duy và tập trung.
Thường xuyên căng thẳng là nguyên nhân phổ biến gây suy giảm trí nhớ ở người trẻ
Trầm cảm
Nghiên cứu khoa học đã đưa ra nhiều bằng chứng chứng minh trầm cảm là yếu tố nguy cơ mạnh nhất gây suy giảm trí nhớ ở mọi lứa tuổi. Trầm cảm là một rối loạn tâm lý phổ biến, đặc biệt thường xảy ra ở người trẻ chịu nhiều áp lực cuộc sống.
Căn bệnh này đặc trưng bởi cảm giác buồn bã, chán nản, thậm chí là có ý định tự tử. Trầm cảm ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ, gây ra tình trạng hay quên, khó tập trung và chứng giả mất trí.
Trầm cảm cũng gây ra rối loạn giấc ngủ và rối loạn lo âu - hai nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ ở người trẻ. Chúng đi kèm với nhau, tạo thành vòng xoáy bệnh lý nguy hiểm.
Lối sống không lành mạnh: Sử dụng chất kích thích, thức khuya,...
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra suy giảm trí nhớ ở người trẻ là do lối sống không lành mạnh. Trong đó nhiều thói quen xấu như thức thâu đêm, ăn uống ngủ nghỉ không đúng giờ, sử dụng rượu bia, chất kích thích,... khiến giấc ngủ bị gián đoạn.
Mặt khác, giấc ngủ kém chất lượng là lý do khiến chức năng não bộ bị suy giảm và dẫn đến suy giảm trí nhớ, khó tập trung.
Một số loại thuốc
Một số loại thuốc dùng điều trị các bệnh lý về tâm thần kinh, huyết áp, động kinh,... chính là nguyên nhân gây ra các suy giảm trí nhớ ở người trẻ. Dưới đây là 4 nhóm thuốc thường gây suy giảm trí nhớ khi sử dụng trong thời gian dài:
Nhóm thuốc an thần (Lorazepam, diazepam triazolam,...)
Thường được chỉ định điều trị rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu,... nhóm thuốc này gây suy giảm hoạt động của não, bao gồm cả chức năng chuyển trí nhớ ngắn hạn thành dài hạn và gây ra mất trí nhớ.
Nhóm thuốc giảm mỡ máu - Statin (Lovastatin, simvastatin, atorvastatin,...)
Là nhóm thuốc có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu. Tuy nhiên các Statin cũng vô tình làm giảm cholesterol trong não - một yếu tố quan trọng trong việc kết nối các tế bào thần kinh. Do đó sau thời gian dài điều trị, các Statin ảnh hưởng xấu đến trí nhớ của bệnh nhân.
Nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA) (imipramin, amitryptilin, nortryptilin,...)
TCA ức chế hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong não (serotonin và norepinephrine), khiến chức năng thần kinh não bộ suy giảm, về lâu dài gây suy giảm trí nhớ.
Nhóm thuốc chẹn beta giao cảm (timolol, propanolol, atenolol,...)
Là nhóm thuốc điều trị cao huyết áp, rối loạn nhịp,... Sử dụng thời gian dài gây mất trí nhớ do thuốc ức chế hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh.
Ngoài ra một số nhóm thuốc khác cũng gây ra mất trí nhớ trên người sử dụng như thuốc dị ứng, thuốc giảm đau, thuốc chống động kinh,...
Bệnh lý về mạch máu
Bệnh lý về mạch máu như tuần hoàn máu kém, xơ vữa động mạch, huyết khối, cao huyết áp,... có thể gây suy giảm trí nhớ do lượng máu chứa oxy và dưỡng chất đến nuôi não bộ bị thiếu hụt.
Mặt khác, não bộ là bộ phận diễn ra các quá trình chuyển hóa liên tục, chiếm khoảng 25% tổng quá trình của toàn cơ thể. Do đó tình trạng thiếu máu não ảnh hưởng trực tiếp đến các chức năng của não bộ. Đặc biệt là khả năng ghi nhớ và điều chỉnh giấc ngủ.
Về lâu dài, tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp oxy và chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến tổn thương vĩnh viễn các tế bào não, làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.
Bệnh lý/chấn thương não bộ
Bệnh lý hoặc chấn thương xảy ra tại bộ não như u não, xuất huyết não, đột quỵ, chấn thương đầu cổ,... cũng là nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ ở người trẻ.
Những bệnh lý/ chấn thương này gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến bộ não, cụ thể:
Tổn thương trực tiếp các vùng não bộ liên quan đến trí nhớ: Việc này có thể gây ra mất trí nhớ về các sự kiện cụ thể hoặc ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ thông tin mới.
Gây rối loạn chức năng não: Một số bệnh lý và chấn thương có thể ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của não, khiến việc ghi nhớ và lưu trữ thông tin trở nên khó khăn hơn.
Gây ra những thay đổi về tâm trạng và hành vi: Trầm cảm, lo âu và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và ghi nhớ.
Tham khảo thêm bài viết: Điểm mặt những thói quen khiến hàng triệu người mất ngủ
3. Cách tăng trí nhớ đơn giản hiệu quả tại nhà
Ghi nhớ đóng vai trò quan trọng trong công việc, học tập, đặc biệt đối với người trẻ tuổi. Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân như đã phân tích ở phần trên, khả năng này bị suy giảm và gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống người trẻ.
Vậy làm thế nào để tăng cường trí nhớ đơn giản hiệu quả tại nhà? Dưới đây là 6 cách tăng trí nhớ mà bạn có thể thử:
Thiết lập và duy trì thói quen tập thể dục hằng ngày
Tập thể dục thường xuyên (ít nhất 30 phút mỗi ngày) với những bài tập lành mạnh như yoga, đi bộ, chạy bộ, đạp xe,... là cách tăng trí nhớ hiệu quả. Những bài tập này giúp tăng cường máu não, thúc đẩy sự hồi phục não bộ. Đồng thời giải phóng hormon giảm căng thẳng lo âu là serotonin và dopamin. Từ đó giúp tăng khả năng ghi nhớ, cải thiện tâm trạng và giấc ngủ.
Ngủ đủ giấc, vào một khung giờ cố định trong ngày:
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trọng việc hồi phục não bộ, vì vậy việc cải thiện chất lượng giấc ngủ là cách tăng cường trí nhớ quan trọng.
Theo nghiên cứu của National Sleep Foundation (Là một Tổ chức Chăm sóc Giấc ngủ Hoa Kỳ), mỗi ngày bạn nên ngủ đủ 7-8 tiếng và có một khung giờ thức-ngủ cố định (khung giờ vàng là từ 11h đêm đến 6h sáng hôm sau). Điều này sẽ giúp não bộ có đủ thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục tổn thương sau một ngày dài hoạt động.
Hạn chế sử dụng các chất kích thích não bộ như cà phê, nước tăng lực,...
Hạn chế sử dụng chất kích thích não bộ như cà phê, nước tăng lực,... Theo nghiên cứu, cafein trong cà phê có thể tồn tại trong cơ thể tới 7 tiếng, do đó đây là nguyên nhân khiến não liên tục bị kích thích bởi môi trường xung quanh và gây gián đoạn giấc ngủ của bạn.
Ngoài ra, rượu bia cũng là yếu tố gây hại đối với giấc ngủ. Theo Trung tâm Y khoa của Đại học Maryland, mất ngủ mãn tính do lạm dụng rượu chiếm tỷ lệ 10-15% số trường hợp.
Do đó hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm chứa chất kích thích và rượu bia là cách tăng cường trí nhớ đơn giản, hiệu quả.
Bổ sung một chế độ ăn lành mạnh, giàu các chất có lợi cho não bộ
Bổ sung chế độ ăn lành mạnh, khoa học giàu các dưỡng chất tốt đối với não bộ như các loại cá béo, quả mọng, hạt ngũ cốc, rau xanh,... là cách tăng trí nhớ đơn giản nhưng cho hiệu quả bền vững.
Đồng thời nên hạn chế thức ăn nhanh, đồ chiên rán, thực phẩm nhiều đường. Vì những thực phẩm này khiến lượng cholesterol (tác nhân gây ra các bệnh về tim mạch) trong máu tăng cao.
Chế độ ăn lành mạnh, khoa học là cách tăng trí nhớ hiệu quả.
Luyện tập trí não hằng ngày
Những bài tập giúp tăng khả năng tập trung, ghi nhớ và tư duy giúp cải thiện chức năng tiếp nhận, xử lý và lưu trữ thông tin của não bộ. Một số trò chơi, bài tập mà bạn có thể áp dụng là:
Đọc sách
Chơi trò chơi trí tuệ như chơi cờ, ghép hình, songoku,...
Học ngôn ngữ mới
Sử dụng phương pháp ghi nhớ: Có nhiều phương pháp ghi nhớ hiệu quả như phương pháp loci, phương pháp cung điện trí nhớ,...
Sử dụng thảo dược cải thiện trí nhớ
Từ xa xưa ông bà ta đã ứng dụng thảo dược trong việc điều trị và phòng ngừa suy giảm trí nhớ. Dưới đây là 4 loại thảo dược cực kỳ hiệu quả cho những người bị suy giảm trí nhớ:
Hương thảo
Theo Đông y, hương thảo có vị chát, tính ấm, có mùi thơm đặc trưng. Loại thảo dược này có tác dụng bổ huyết, tăng tuần hoàn máu não, từ đó giúp tăng cường trí nhớ và sự tập trung.
Hương thảo có thể sử dụng như một loại trà bằng cách: Lấy 2-3g lá hương thảo phơi khô, hãm trong 200ml nước sôi (1 cốc), ngày uống 4-5 cốc
Bạch quả
Nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng minh được hiệu quả của Bạch quả đối với suy giảm trí nhớ. Bạch quả có công dụng tăng lưu thông máu não, giúp tăng cường trí và duy trì trí nhớ.
Xô thơm
Hơn 160 polyphenol riêng biệt được tìm thấy trong cây Xô thơm. Nhóm chất này có công dụng chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể hiệu quả, từ đó bảo vệ và tăng cường chức năng não bộ. Cây xô thơm có thể hãm như trà hoặc dùng để nấu ăn, súc miệng.
Xuyên khung
Cây xuyên khung được ghi lại trong cuốn sách Thần Nông Bản Thảo Dược (viết thời nhà Tần hoặc nhà Hán) với vị cay, tính ấm, công dụng tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ não bộ, tăng cường trí nhớ. Ngoài ra loại thảo dược này còn có tác dụng an thần, cải thiện giấc ngủ.
4. An Thần Vương - Sản phẩm phòng ngừa suy giảm trí nhớ ở người trẻ.
Khả năng ghi nhớ, tư duy đóng vai trò quan trọng trong công việc và học tập. Do đó việc phòng ngừa suy giảm trí nhớ là một điều cần thiết, đặc biệt là nhóm người thường xuyên bị áp lực, căng thẳng, mất ngủ.
An Thần Vương chính là giải pháp tối ưu nhất cho trường hợp này. Sản phẩm tác động sâu vào nguyên nhân gốc rễ gây suy giảm trí nhớ ở người trẻ, là do khí huyết đều hư, dẫn đến tình trạng chức năng não bộ suy giảm và gây ảnh hưởng đến trí nhớ.
Với 8 loại thảo dược quý, An Thần Vương tác động vào bệnh theo nguyên tắc Y học cổ truyền Hư thì bổ, Tắc thì thông:
Bình vôi, Vông nem: Tác dụng an thần, giúp cải thiện giấc ngủ, thúc đẩy sự hồi phục não bộ.
Lạc tiên, Tâm sen: Giúp nuôi dưỡng tế bào thần kinh não, tăng cường trí nhớ, giảm lo âu căng thẳng.
Xuyên khung, Xích thược: Tăng tuần hoàn máu, tăng cường lượng máu chứa dưỡng chất và oxy đến nuôi não.
Bạch quả, Sinh địa: Bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường máu não.
Viên uống thảo dược An Thần Vương có công dụng:
Tăng lưu thông máu não, giúp nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào não
Tăng tập trung, cải thiện trí nhớ và khả năng tư duy
Tăng chất lượng giấc ngủ, giúp ngủ ngon, giảm tình trạng thức dậy giữa đêm.
Hiệu quả và chất lượng của An Thần Vương được kiểm chứng bởi các chuyên gia đầu ngành Y và hàng ngàn khách hàng đã sử dụng sản phẩm:
1. Bác sĩ CKII Trần Quang Đạt đã phân tích về viên uống An Thần Vương. Trong phần chia sẻ bác có nhấn mạnh về khả năng ổn định giấc ngủ, cải thiện trí nhớ chỉ sau 1-3 tháng sử dụng An Thần Vương.
2. Trải nghiệm sử dụng An Thần Vương của chú Hoàng Trọng Khang, Hà Nội
3. Cô Luận, Hà Nội đã cải thiện trí nhớ nhờ có An Thần Vương
Suy giảm trí nhớ ngày càng phổ biến ở giới trẻ, lý do gây ra tình trạng này đa phần nằm ở lối sống. Do đó hiểu được nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ ở người trẻ sẽ giúp bạn chủ động điều trị và phòng ngừa bệnh. Một giải pháp phòng ngừa giảm trí nhớ hiệu quả, an toàn đó chính là An Thần Vương.
Tài liệu tham khảo
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5924922/