Theo thống kê có khoảng 15% đến 35% dân số gặp các vấn đề về giấc ngủ. Các triệu chứng có thể nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Hiểu rõ nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ giúp người bệnh có hướng can thiệp điều trị phù hợp.
1. Bị rối loạn giấc ngủ là tình trạng gì?
Bị rối loạn giấc ngủ là tình trạng người bệnh khó bắt đầu hoặc duy trì giấc ngủ và gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động vào ban ngày. Tình trạng này không chỉ gây mệt mỏi, giảm năng suất làm việc mà còn là nguyên nhân tiềm ẩn của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Vào năm 1979, Hiệp hội Rối loạn giấc ngủ Hoa Kỳ đã công bố hệ thống phân loại với hơn 100 loại rối loạn giấc ngủ. Hệ thống này được xây dựng dựa trên sự khác biệt giữa nguyên nhân, triệu chứng, yếu tố tâm sinh lý và các yếu tố khác.
Tình trạng bị rối loạn giấc ngủ được phân thành 100 trường hợp dựa trên sự khác biệt
giữa các yếu tố liên quan.
Tuy vậy, đa số các chứng rối loạn giấc ngủ đều có 7 dấu hiệu dưới đây:
Gặp khó khăn trong việc bắt đầu giấc ngủ, thường xuyên mất hơn 30 phút để chìm vào giấc ngủ.
Liên tục bị tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ lại
Thức dậy quá sớm vào buổi sáng
Luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, khó tỉnh táo vào ban ngày
Lúc ngủ có những dấu hiệu bất thường gây gián đoạn giấc ngủ như: Ngáy to, thở hổn hển, mộng du, ác mộng,...
Bất kỳ dấu hiệu nào ở trên đều cảnh báo chứng bệnh rối loạn giấc ngủ. Lúc này bạn cần có sự can thiệp điều trị ở mức độ tự chăm sóc tại nhà. Nếu triệu chứng kéo dài trên 3 tháng hoặc có dấu hiệu trầm trọng hơn, bạn nên yêu cầu sư trợ giúp từ bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, thiếu ngủ.
Rối loạn giấc ngủ là một vấn đề phức tạp, thường do nhiều nguyên nhân đan xen. Điều này gây khó khăn trong việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây nên rối loạn giấc ngủ. Cụ thể:
Tuổi già
Tuổi già là nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ phổ biến. Khi tuổi càng cao, các hệ cơ quan trong cơ thể bắt đầu lão hóa, bao gồm cả hệ thần kinh và não bộ. Điều này khiến chức năng điều khiển giấc ngủ của não bộ bị rối loạn, khiến người già gặp tình trạng khó ngủ, hay bị tỉnh giấc hoặc thức dậy quá sớm.
Lão hóa là một quá trình sinh lý không thể đảo ngược, do đó tình trạng rối loạn giấc ngủ do tuổi tác không thể loại bỏ dứt điểm, chỉ có thể cải thiện triệu chứng bằng các phương pháp khác nhau.
Bên cạnh đó, bệnh nền và những cơn đau liên quan gây gián đoạn giấc ngủ, khiến người già liên tục gặp các vấn đề về giấc ngủ. Các loại thuốc điều trị bệnh lý cũng góp phần không nhỏ đến chứng khó ngủ ở nhóm người này.
Rối loạn trầm cảm và lo âu
Rối loạn trầm cảm lo âu là nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ thường gặp. Trầm cảm lo âu khiến não bộ tăng hoạt động, đặc biệt ở vùng vỏ não trước trán. Kết hợp cùng tình trạng thay đổi nồng độ các hormon liên quan đến giấc ngủ, đặc biệt là cortisol và serotonin. Hậu quả khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc bắt đầu giấc ngủ và thường xuyên bị tỉnh giấc sớm.
Mặt khác tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ ảnh hưởng đến chức năng não bộ, khiến cho trầm cảm lo âu trở nên nghiêm trọng hơn.
Rối loạn giấc ngủ và trầm cảm lo âu có mối quan hệ hai chiều, tác động tiêu cực lẫn nhau, khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Căng thẳng, stress quá mức do áp lực công việc, cuộc sống
Cuộc sống, công việc áp lực khiến tâm lý luôn trong tình trạng căng thẳng, stress quá mức, đây chính là nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ hàng đầu ở nhóm người trẻ.
Căng thẳng, stress là nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ hàng đầu, đặc biệt là ở nhóm người trẻ.
Tâm lý căng thẳng khiến cơ thể giải phóng các hormon hoạt hóa hệ thần kinh giao, dẫn đến nhịp tim tăng, hồi hộp, bồn chồn, khó ngủ, mất ngủ.
Bên cạnh đó, căng thẳng kéo dài làm tăng sinh các gốc tự do trong cơ thể. Các gốc tự do dư thừa bắt đầu tấn công và tạo thành tổn thương tại não bộ, dẫn đến suy giảm chức năng điều chỉnh giấc ngủ.
Rối loạn nhịp sinh học do lịch sinh hoạt làm việc không phù hợp
Nhịp sinh học đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa các hoạt động sinh lý của cơ thể thông qua việc điều tiết hormone.
Rối loạn nhịp sinh học làm mất cân bằng nội tiết và là nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ, khiến người bệnh khó đi vào giấc, ngủ không sâu, thường xuyên thức giấc giữa đêm.
Các yếu tố ngoại cảnh như thay đổi múi giờ, lịch làm việc không ổn định, thói quen sinh hoạt không lành mạnh là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này.
Mắc bệnh lý mãn tính và có cơn đau liên quan
Mắc bệnh lý mãn tính và có cơn đau liên quan cũng là nguyên nhân phổ biến gây rối loạn giấc ngủ. Các bệnh lý mãn tính như viêm khớp, gout,... gây ra những cơn đau nhức dai dẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ.
Khi cơ thể bị đau sẽ tăng giải phóng các cytokin gây viêm, đây là một yếu tố có thể gây mất ngủ. Bên cạnh đó, sự suy giảm tiết melatonin cũng góp phần làm tăng cường các triệu chứng đau và rối loạn giấc ngủ.
Tác dụng không mong muốn của các nhóm thuốc điều trị khác
Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ đến từ chính những nhóm thuốc điều trị các bệnh mắc kèm như trầm cảm, rối loạn lo âu, huyết áp, động kinh,... Dưới đây là 5 nhóm thuốc thường gây ra các vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ, ngủ chập chờn:
Nhóm thuốc giảm mỡ máu - Statins: Các statin gây giảm nồng độ cholesterol trong não - yếu tố kết nối các tế bào thần kinh, khiến hệ thần kinh hoạt động kém, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng - TCA: TCA ức chế hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và norepinephrine, gây suy giảm chức năng thần binh - não, bao gồm cả khả năng điều chỉnh giấc ngủ.
Nhóm thuốc chẹn Beta giao cảm: Tương tự nhóm TCA, nhóm chẹn beta cũng gây ức chế các chất dẫn truyền thần kinh, khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng.
Thuốc chống viêm Corticoid: Corticoid gây mất cân bằng nội tiết và gây ra trạng thái hưng cảm, khiến người bệnh khó ngủ.
Ngoài ra một số nhóm thuốc khác cũng là nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ trên người sử dụng như thuốc giảm đau, thuốc chống động kinh,...
3. Rối loạn giấc ngủ có nguy hiểm hay không?
Giấc ngủ đóng vi trò quan trọng đối với sức khỏe. Khi ngủ, cơ diễn ra các quá trình hóa sinh nhằm đào thải chất độc, sửa chữa hồi phục các tổn thương và dự trữ năng lượng cho một ngày mới.
Bị rối loạn giấc ngủ khiến quá trình này bị gián đoạn, cơ thể không được nghỉ ngơi. Về lâu dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm đối với người bệnh, bao gồm:
Gây các bệnh về tâm lý như rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh, trầm cảm, thậm chí còn xuất hiện ý định tử tử trong trường hợp nặng.
Khiến người bệnh thay đổi tâm sinh lý, trở nên dễ cáu gắt, nổi nóng, né tránh xã hội,...
Gây suy giảm trí nhớ, mất tập trung và giảm tư duy, khiến chất lượng công việc học tập bị giảm sút
Góp phần gây ra các bệnh lý khác như đột quỵ, xuất huyết não, viêm loét dạ dày,...
Biến chứng nguy hiểm như bệnh teo não, alzheimer
Do đó tình trạng bị rối loạn giấc ngủ nên được can thiệp điều trị càng sớm càng tốt. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc phát hiện và điều trị từ sớm cho kết quả cải thiện tốt hơn nhiều.
4. 5 mẹo đơn giản để có một giấc ngủ ngon
Cải thiện rối loạn giấc ngủ bạn có thể áp dụng ngay 5 mẹo đơn giản tại nhà để có một giấc ngủ ngon sau đây.
Kỹ thuật thư giãn tâm trạng, giảm lo âu, căng thẳng
Các phương pháp như thiền định, liệu pháp nhận thức hành vi, viết nhật ký,... giúp giải tỏa căng thẳng, lo âu, cải thiện tinh thần từ đó giảm các triệu chứng rối loạn giấc ngủ.
Thiền định:
Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Mỹ cho biết thiền là một phương pháp hiệu quả để cải thiện sức khỏe tinh thần. Bằng cách làm dịu tâm trí, giảm nhịp tim và huyết áp, cũng như cân bằng hormone cortisol, thiền giúp giảm thiểu các triệu chứng của lo âu, trầm cảm, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Một số kỹ thuật ngồi thiền giúp giảm tình trạng bị rối loạn giấc ngủ mà bạn có thể thử:
Thiền chánh niệm
Thiền quét cơ thể
Thiền có hướng dẫn
Trò chuyện với bản thân 15-30 phút mỗi ngày hoặc viết nhật ký hằng ngày
Nói hoặc viết lên giấy những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực giúp giảm căng thẳng, stress hiệu quả, từ đó cải thiện tâm trạng và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Viết nhật ký là mẹo đơn giản để ngủ ngon hơn hàng đêm
Duy trì vận động với cường độ phù hợp (tối thiểu 30 phút mỗi ngày)
Vận động giúp tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy nhanh quá trình trao đổi chất. Bên cạnh đó còn giải phóng hormon giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng lo âu và cải thiện giấc ngủ.
Để thấy được hiệu quả trên giấc ngủ, các chuyên gia khuyên rằng nên tập ít nhất 30 phút mỗi ngày, trong 5 ngày mỗi tuần.
Khi vận động bạn cần lưu ý:
Lựa chọn bài tập phù hợp với sức khỏe của bản thân.
Lựa chọn khung giờ luyện tập phù hợp với lịch sinh hoạt
Tập với cường độ vừa phải, phù hợp với nhu cầu bản thân
Chuẩn bị không gian, dụng cụ và thực hiện các kỹ thuật khởi động đầy đủ trước khi tập.
Xây dựng chế độ ăn khoa học, đầy đủ các dưỡng chất tốt cho giấc ngủ
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tryptophan, melatonin, serotonin và nhiều dưỡng chất có lợi cho giấc ngủ khác có thể được bổ sung qua chế độ ăn uống [1]. Trong đó, Tryptophan là một loại axit amin có nguồn gốc từ thực phẩm, serotonin và melatonin cũng đã được phát hiện trong thực phẩm. Do đó, việc sử dụng thực phẩm giàu các thành phần dinh dưỡng này có thể có tác động tích cực đến giấc ngủ.
Dưới đây là mẹo để có một giấc ngủ ngon thông qua việc xây dựng chế độ ăn hằng ngày phù hợp:
Bổ sung các thực phẩm giàu tryptophan: Sữa, các sản phẩm sữa, ngũ cốc, trứng gà, quả hạch,...
Bổ sung các thực phẩm giàu Melatonin: Quả cà chua, anh đào chua, dâu tây, hạnh nhân, óc chó,..
Bổ sung các thực phẩm giàu Serotonin: Kiwi, trứng gà, cá hồi, các loại hạt,...
Mẹo để có một giấc ngủ ngon chỉ với trà thảo dược:
Sử dụng thảo dược chữa mất ngủ là mẹo dân gian được lưu truyền ngàn đời. Đến nay đây vẫn là một phương pháp mang lại hiệu quả cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ tốt.
Nhiều loại thảo dược được biết đến với công dụng dưỡng tâm, an thần, gây ngủ như Lạc tiên, Vông nem, Bình Vôi, Tâm sen,... được chế biến, phơi khô, sao vàng (tùy mục đích có thể làm tăng tác dụng hoặc loại bỏ độc tố) và đem hãm với nước sôi, dùng như một loại trà an thần mỗi ngày.
Tuy nhiên, để công dụng được phát huy tối đa, bạn cần lưu ý:
Dược liệu phải đảm bảo chất lượng, chuẩn hàm lượng, không bị pha lẫn tạp chất.
Nếu mua dược liệu tươi, cần sơ chế, chế biến cẩn thận để độc tố được loại bỏ hoàn toàn trước khi sử dụng
Pha đúng lượng, không quá đặc, tránh trường hợp quá liều dược chất.
Không nên lạm dụng một số loại trà như Tâm sen hằng ngày.
Tham khảo thêm bài viết Top 8 loại thảo dược chữa mất ngủ tốt nhất hiện nay
Viên uống An Thần Vương đẩy lùi tình trạng rối loạn giấc ngủ, giúp ngủ ngon sâu giấc.
Một mẹo để có giấc ngủ ngon được nhiều người công nhận đó chính là viên uống thảo dược An Thần Vương giúp cải thiện rối loạn giấc ngủ, giúp ngủ ngon, sâu giấc.
Là viên uống có thành phần 100% từ thảo dược, bao gồm 8 loại thảo dược quý là:
Bình vôi và Vông nem: Tạo tín hiệu giấc ngủ, giúp dễ ngủ, ngủ ngon hơn.
Lạc tiên và Tâm sen: Dưỡng tâm, an thần, bảo vệ tế bào thần kinh.
Xích thược và Xuyên khung: Tăng cường tuần hoàn máu não.
Bạch quả và Sinh địa: Tăng dưỡng chất trong máu, giúp nuôi dưỡng não bộ.
Viên uống An Thần Vương tạo tín hiệu giấc ngủ bằng cách tăng nồng độ các chất thần kinh nội sinh, giúp dễ vào giấc, ngủ ngon và sâu hơn.
Bên cạnh đó viên uống còn làm tăng tuần hoàn máu não, giúp tăng lượng oxy và dưỡng chất đến nuôi tế bào thần kinh - não, từ đó tăng cường chức năng và bảo vệ hệ cơ quan này.
Song song với hiệu quả, An Thần Vương còn có độ an toàn vượt trội nhờ công nghệ sản xuất hiện đại, đạt chuẩn GMP, giúp tách chiết tối đa dược chất quý và loại bỏ hoàn toàn chất độc trong dược liệu. Công thức bào chế chuẩn, tránh tình trạng quá liều hoặc thiếu liều, mang đến trải nghiệm sử dụng an tâm và hiệu quả.
Cô Tú, Hà Nội chia sẻ về mẹo chữa mất ngủ lâu năm bằng viên uống An Thần Vương
Chú Hồng Phạm đã cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ nhờ có An Thần Vương
Hiệu quả vượt trội của An Thần Vương không chỉ được chứng minh bởi trải nghiệm của người bệnh mà còn đạt được sự công nhận đến từ các chuyên gia đầu ngành Y.
Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ thường do nhiều yếu tố phức tạp tác động lẫn nhau và hình thành vòng xoáy bệnh lý nguy hiểm. Để loại bỏ vòng xoáy này cần một phương pháp điều trị toàn diện. Viên uống thảo dược An Thần Vương chính là giải pháp tối ưu nhất - giúp bạn lấy lại giấc ngủ ngon và sâu tự nhiên.
Tài liệu tham khảo
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8511346/