Đau đầu không ngủ được: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí

Người đăng: Nguyễn Nga - Lượt xem: 8725

Đau đầu không ngủ được là vấn đề của nhiều người trong cuộc sống hiện đại. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra những hậu quả nguy hiểm nếu không xử lý kịp thời. Vậy đầu đau không thể ngủ được có nguyên nhân từ đâu? Xử lý như thế nào? Hãy cùng anthan.vn tìm hiểu qua bài viết ngay dưới đây, mời bạn đọc cùng theo dõi.

1. Tình trạng đau đầu không ngủ được là gì?

Đau đầu không ngủ được là một hiện tượng phổ biến mà nhiều người phải gặp, theo thống kê, 14,7% dân số trưởng thành mắc chứng đau nửa đầu, với giới tính nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới tới ba lần [1].

Khi cơn đau đầu xuất hiện trước hoặc trong khi ngủ, gây khó ngủ hoặc thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm. Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe người bệnh

Tình trạng đau đầu không ngủ được là gì?

Đau đầu không ngủ được gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống

Ngoài tình trạng đau đầu khó ngủ, người bệnh vẫn có thể gặp các triệu chứng sau: 

  • Mất nhiều thời gian cho việc đi vào giấc ngủ hoặc tỉnh giấc nhiều lần trong đêm và khó ngủ trở lại

  • Buồn nôn (nôn), hoa mắt chóng mặt và cảm giác khó chịu

  • Sợ ánh sáng (nhạy cảm với ánh sáng mạnh) và âm thanh lớn

  • Cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, lơ mơ,... vào ban ngày

  • Giảm khả năng tập trung, ghi nhớ thông tin và tư duy xử lý vấn đề

  • Tăng cảm giác lo lắng, căng thẳng, stress

Đau đầu và không ngủ được có mối quan hệ hai chiều, tác động lẫn nhau theo chiều hướng tiêu cực. Cơn đau đầu không chỉ gây trở ngại cho việc đi vào giấc ngủ mà còn làm cho giấc ngủ gián đoạn. 

Ngược lại, sự thiếu hụt giấc ngủ, đặc biệt là giấc ngủ REM (giai đoạn mắt chuyển động nhanh, xảy ra sau 70-90 phút từ khi bắt đầu ngủ), làm gia tăng tần suất và cường độ của các cơn đau đầu, nhất là đau nửa đầu.

Bên cạnh đó, khi thiếu ngủ, sự mất cân bằng các chất nội sinh (serotonin, melatonin) dẫn đến rối loạn nhịp sinh học và tăng cường hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, gây ra căng thẳng và đau đầu. Đồng thời, sự thiếu hụt giấc ngủ cũng làm tăng sản xuất các chất gây viêm, làm giảm ngưỡng đau và tăng cường cảm giác đau nhức

2. Nguyên nhân gây ra đau đầu không ngủ được

TS.BS Lê Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (TP.HCM), cho biết tình trạng đau đầu mất ngủ có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau như căng thẳng, lo âu kéo dài, thay đổi thời tiết hoặc rối loạn hormon. Hiểu rõ nguyên nhân gây đau đầu mất ngủ sẽ giúp cải thiện tình trạng này và có giấc ngủ tốt hơn.

Do căng thẳng, lo âu kéo dài

Nguyên nhân gây đau đầu mất ngủ phổ biến là do căng thẳng kéo dài. Lo âu và căng thẳng thường gây ra cơn đau đầu khó ngủ do các cơ căng lên, đặc biệt là các cơ ở vùng cổ, vai, và đầu. Căng thẳng cũng làm gia tăng hormone cortisol, có thể kích thích các phản ứng gây đau đầu. Đây thường là loại đau đầu dạng căng thẳng (tension headache), và cơn đau có thể xuất hiện như một cảm giác áp lực quanh trán hoặc phía sau đầu và cổ [2].

Thay đổi thời tiết: 

Sự biến động về áp suất không khí, nhiệt độ hoặc độ ẩm có thể gây ra đau đầu, đặc biệt ở những người nhạy cảm với thời tiết hoặc bị đau nửa đầu. Áp suất thay đổi làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu và các mô quanh não, kích hoạt cơn đau đầu. 

Tình trạng này thường xảy ra vào những ngày có gió lớn, mưa bão hoặc trời quá nóng. Những cơn đau này gây gián đoạn giấc ngủ và khiến người bệnh mất ngủ.

Do cơ thể mất nước kéo dài

Mất nước kéo dài là nguyên nhân gây ra cơn đau đầu vì khi cơ thể thiếu nước, não có thể tạm thời co lại, kéo màng não và tạo ra cảm giác đau. 

Thiếu nước cũng làm giảm lượng máu lưu thông và oxy lên não, khiến các mạch máu co lại, góp phần gây đau đầu. Các dấu hiệu khác của mất nước bao gồm khát nước, khô miệng, và mệt mỏi.

Do chế độ ăn thiếu khoa học

Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm hoặc thành phần có thể kích thích cơn đau đầu. Ví dụ như caffeine, rượu, chocolate, thực phẩm giàu tyramine (như phô mai ủ lâu), hoặc thực phẩm chứa chất phụ gia như MSG (monosodium glutamate) [3].

Bên cạnh đó, thiếu dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây đau đầu. Thiếu magie và các chất dinh dưỡng khác, cũng như thói quen ăn uống không điều độ, đều có thể gây ra các cơn đau đầu không ngủ được.

Nguyên nhân gây ra đau đầu không ngủ được

Chế độ ăn thiếu khoa học là nguyên nhân hàng đầu gây đau đầu không ngủ được

Đau đầu khó ngủ do rối loạn nhịp sinh học (thức khuya, lịch sinh hoạt làm việc thay đổi liên tục)

Lịch sinh hoạt không cố định hoặc thức khuya làm rối loạn chu kỳ sinh học của cơ thể, gây ra căng thẳng cho hệ thần kinh. Khi không đủ giấc ngủ, não bộ không có thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi, làm tăng nguy cơ xuất hiện cơn đau đầu. 

Việc thức khuya cũng có thể làm gia tăng sự mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh, gây ra những cơn đau đầu kéo dài và mệt mỏi toàn thân.

Tác dụng phụ của thuốc gây đau

Một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc giãn mạch, thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc huyết áp có thể là nguyên nhân gây đau đầu và rối loạn giấc ngủ. 

Theo một nghiên cứu từ Đại học Drexel [4], những bệnh nhân dễ bị đau đầu dùng thuốc giảm đau để điều trị các tình trạng khác là nguyên nhân phổ biến gây đau đầu do lạm dụng thuốc.

Những loại thuốc này ảnh hưởng đến cân bằng hóa học trong não, gây căng thẳng thần kinh, từ đó khiến khó ngủ và đau đầu thường xuyên hơn.

Các bệnh lý liên quan đến thần kinh là nguyên nhân gây đau đầu không ngủ được

Một số bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh như chứng đau nửa đầu, rối loạn vận mạch, viêm dây thần kinh đều có thể gây đau đầu mất ngủ. Những cơn đau đầu này thường rất khó kiểm soát và gây gián đoạn giấc ngủ trầm trọng.

Tham khảo thêm bài viết: Tự nhiên bị đau đầu: Đâu là nguyên nhân và cách xử trí cơn đau đầu phù hợp

3. Đau đầu không ngủ được gây ra những hệ lụy gì?

Tuy không gây nguy hiểm tính mạng ngay lập tức, nhưng tình trạng đau đầu mất ngủ lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Về mặt thể chất, thiếu ngủ do đau đầu dẫn đến mệt mỏi, suy nhược, giảm khả năng tập trung và ghi nhớ. Điều này khiến hiệu quả công việc và học tập bị giảm sút, thu nhập bị ảnh hưởng. Nếu kéo dài, đau đầu khó ngủ có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa, suy giảm hệ miễn dịch và thậm chí là sa sút trí tuệ.

Đồng thời, đau đầu mất ngủ cũng tác động xấu đến sức khỏe tâm thần. Tình trạng này làm gia tăng căng thẳng, lo âu, từ đó gây các bệnh tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm, thậm chí là dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực.

Vì vậy, việc điều trị kịp thời và duy trì giấc ngủ lành mạnh là vô cùng quan trọng để ngăn chặn những hậu quả nghiêm trọng của đau đầu mất ngủ.

4. Khi bị đau đầu không ngủ được, bạn phải xử trí như thế nào?

Để xử lý tình trạng đau đầu khó ngủ hiệu quả, cần xác định rõ nguyên nhân, triệu chứng cũng như thời gian và tần suất xảy ra. Cách trị đau đầu mất ngủ sẽ khác nhau tùy thuộc vào thời gian kéo dài của triệu chứng.

 Khi bị đau đầu không ngủ được, bạn phải xử trí như thế nào?

Cách trị đau đầu mất ngủ được dựa trên mức độ và tần suất xuất hiện triệu chứng

Đau đầu không ngủ được xảy ra dưới 3 tuần: Áp dụng các biện pháp không dùng thuốc

Nếu tình trạng đau đầu gây mất ngủ chỉ kéo dài dưới 3 tuần, bạn có thể áp dụng các cách trị đau đầu khó ngủ tự nhiên và không cần dùng thuốc như:

  • Thư giãn, giảm căng thẳng lo âu, điều chỉnh cảm xúc tâm trạng bằng các bài tập Thiền định, yoga.

  • Chườm nóng hoặc lạnh trước khi ngủ 15-30 phút

  • Thực hiện các động tác, kỹ thuật giúp giảm đau đầu, cải thiện giấc như như bấm huyệt thái dương,...

  • Uống trà thảo dược giảm căng thẳng như Lạc tiên, Tâm sen, Vông nem,...

  • Nghe nhạc nhẹ, đọc sách hoặc viết nhật ký trước khi ngủ, giúp giải tỏa căng thẳng, từ đó dễ ngủ, ngủ sâu hơn.

  • Tạo môi trường ngủ lý tưởng với ánh sáng nhẹ, yên tĩnh, mát mẻ và thoải mái

  • Tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ ít nhất 2 giờ đồng hồ.

Đau đầu không ngủ được xảy ra trên 3 tuần: Thăm khám bác sĩ 

Tuy nhiên, tình trạng đau đầu không ngủ được kéo dài hơn 3 tuần, đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Trường hợp này bệnh nhân cần được bác sĩ thăm khám để xác định nguyên nhân cụ thể.

Một số phòng khám, bệnh viện uy tín mà bạn có thể tham khảo:

  1. Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, số 16-18 Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội

  2. Trung tâm Y khoa số 1, thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Nhà A5, số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội

  3. Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, thuộc Bệnh viện Bạch Mai, số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Tại bệnh viện, bác sĩ có thể thực hiện các chẩn đoán và xét nghiệm để đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát, từ đó đưa ra cách trị đau đầu khó ngủ phù hợp. 

Các phương pháp thường được áp dụng bao gồm việc sử dụng thuốc Tây y, như thuốc giảm đau và thuốc an thần. Tuy nhiên, thuốc Tây y thường được khuyến cáo chỉ sử dụng trong thời gian ngắn để tránh tác dụng phụ không mong muốn. 

Ngoài ra, các phương pháp can thiệp tâm lý hoặc các kỹ thuật hiện đại như kích thích từ trường xuyên sọ cũng được áp dụng.

Khi bị đau đầu không ngủ được, bạn phải xử trí như thế nào?

Thuốc Tây y là một cách trị đau đầu khó ngủ được dùng cho trường hợp cấp tính

Hiện nay, nhiều bác sĩ và chuyên gia sử dụng các sản phẩm từ thảo dược như một phương pháp điều trị lâu dài và an toàn cho tình trạng đau đầu không ngủ được. Các loại thuốc Đông y chứa các thành phần thảo dược như Bình vôi, Lạc tiên, Lá vông và Tâm sen có tác dụng giảm căng thẳng, lo âu, điều hòa hệ thần kinh, từ đó giúp giảm đau đầu hiệu quả. Không chỉ vậy, những thảo dược này còn hỗ trợ giấc ngủ tự nhiên mà không gây nghiện hay tác dụng phụ, mang lại lợi ích bền vững cho sức khỏe.

5. Nên ngủ bao nhiêu 1 ngày để tránh đau đầu

Để tránh tình trạng đau đầu do thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều, mỗi người cần duy trì một thời lượng ngủ hợp lý. Theo khuyến nghị của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) mỗi nhóm tuổi cần một lượng giấc ngủ khác nhau, cụ thể:

  • Trẻ sơ sinh thường cần nhiều thời gian ngủ hơn so với người trưởng thành, với thời lượng trung bình lên tới 20 tiếng mỗi ngày. Khi trẻ lớn dần, số giờ ngủ sẽ giảm xuống, và đến khoảng 6 tuổi, trẻ thường ngủ từ 10 đến 12 tiếng mỗi ngày. 

  • Thanh thiếu niên từ 14 đến 17 tuổi, giấc ngủ lý tưởng là từ 8 đến 10 giờ

  • Người trưởng cần ngủ 7 đến 9 giờ, trong khi người cao tuổi thường chỉ cần khoảng 7 đến 8 giờ mỗi đêm.

Để xác định xem bạn có ngủ đủ hay không, hãy quan sát tình trạng tinh thần và thể chất của mình sau khi thức dậy. Nếu bạn thấy mình tỉnh táo, năng động và không cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày, đó là dấu hiệu bạn đã có giấc ngủ chất lượng. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên cảm thấy kiệt sức, khó duy trì sự tập trung hoặc dễ cáu gắt, rất có thể bạn đang thiếu ngủ.

6. An Thần Vương - Giảm nhanh tình trạng đau đầu không ngủ được

Viên uống An Thần Vương nổi bật như một giải pháp hàng đầu, được nhiều bác sĩ - chuyên gia khuyên dùng cho những ai gặp vấn đề đau đầu không ngủ được. 

An Thần Vương - Giảm nhanh tình trạng đau đầu không ngủ được

Điểm nổi bật của An Thần Vương so với những sản phẩm thảo dược trên thị trường là do công nghệ bào chế hiện đại với viên siêu rã độc đáo. Cơ chế siêu rã giúp các hoạt chất được giải phóng ngay khi vào cơ thể, và tạo điều kiện hấp thụ hiệu quả. Nhờ đó đã mang lại tác dụng nhanh chóng trong việc cải thiện tình chất lượng giấc ngủ và giảm đau đầu. 

Bên cạnh đó, An Thần Vương là sự kết hợp hoàn hảo giữa 8 loại thảo dược quý. Trong đó, các thành phần như Bình vôi, Vông nem, Lạc tiênTâm sen đóng vai trò trong việc giảm căng thẳng, giúp người dùng dễ dàng đi vào giấc ngủ, ngủ ngon và sâu hơn.

Bên cạnh đó, các thảo dược khác như Bạch quả, Xích thược, Xuyên khungSinh địa có tác dụng bổ khí huyết, tăng cường lưu thông máu lên não, nuôi dưỡng hệ thần kinh não bộ, giúp giảm đau đầu hiệu quả. 

Sự phối hợp giữa các nhóm thảo dược này không chỉ giải quyết vấn đề đau đầu khó ngủ mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể một cách bền vững, an toàn, không gây tác dụng phụ.

Theo các chuyên gia, An Thần Vương đã cho thấy hiệu quả đáng kể trong việc giảm căng thẳng, đau đầu và cải thiện giấc ngủ ngay sau thời gian ngắn sử dụng. 


TS.BS Vũ Thị Khánh Vân, nguyên Trưởng khoa A9, Viện Y học Cổ truyền Quân đội

Nhiều khách hàng sau khi dùng sản phẩm cũng phản hồi tích cực, cho biết họ không còn bị các cơn đau đầu khó ngủ gây khó chịu. 


Cô Trần Minh Luận, Hà Nội

Đau đầu không ngủ được là nỗi ám ảnh của nhiều người, đặc biệt là những người thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng. Do đó, An Thần Vương được nhiều bác sĩ, chuyên gia lựa chọn như một cách trị đau đầu khó ngủ an toàn và bền vững

Tài liệu tham khảo

[1] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10885018/ 

[2] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK562274/ 

[3] https://www.healthline.com/health/foods-that-trigger-migraines 

[4] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK538150/ 

Đặt mua an thần vương
Đặt mua an thần vương
Giá: 180.000 VNĐ/hộp
* Đơn hàng từ 2 hộp, miễn phí tiền vận chuyển
* Đơn hàng trên 5 hộp, giá còn 170.000 VNĐ/hộp
Tổng giá: 360.000 VNĐ
(Miễn phí vận chuyển)