Tự nhiên bị đau đầu: Đâu là nguyên nhân và cách xử trí cơn đau đầu phù hợp

Người đăng: Nguyễn Nga - Lượt xem: 8655

Rất nhiều trường hợp tự nhiên xuất hiện cơn đau đầu không báo trước, tình trạng này gây gián đoạn các hoạt động sống. Vậy đâu là nguyên nhân và giảm đau đầu như thế nào là phù hợp? Tất cả có trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc theo dõi.

1. Tình trạng tự nhiên bị đau đầu là gì? Triệu chứng kèm theo?

Tự nhiên bị đau đầu (nhức đầu) là tình trạng rối loạn thần kinh có tỷ lệ mắc cao. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, trên toàn thế giới có khoảng 50% người trưởng thành đã từng trải qua cảm giác đau nhức ở vùng đầu. Cơn đau đầu xảy ra bất ngờ gây khó chịu và làm gián đoạn nhiều hoạt sống của người bệnh như làm việc, học tập. 

tu-nhien-bi-dau-dau-la-roi-loan-than-kinh-pho-bien

Tự nhiên bị đau đầu là một rối loạn thần kinh phổ biến, gây ảnh hưởng tiêu cực đến người bệnh.

Vị trí, cường độ, tính chất, tần suất cơn nhức đầu có sự khác nhau tùy từng người. Nhức đầu thường xuất hiện tại vùng đầu và trán, thỉnh thoảng đau vùng cổ trên cũng được xem là đau đầu. Cơn đau có thể diễn ra dữ dội hoặc đau âm ỉ kéo dài.

Ngoài cảm giác đau ở vùng bệnh lý, người bệnh có thể kèm theo các triệu chứng

  • Chóng mặt hoa mắt

  • Buồn nôn (nôn)

  • Trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng và tiếng ồn lớn

  • Khó ngủ, ngủ không sâu giấc

  • Dễ cáu gắt

  • Khó tập trung

Những triệu chứng này có thể kết thúc sau một vài giờ hoặc có thể kéo dài vài ngày, thậm chí là vài tuần. 

Tình trạng tự nhiên đau đầu hầu như không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng nếu không kiểm soát cơn đau đúng cách có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tự nhiên bị đau đầu

Tự nhiên bị nhức đầu có thể do nhiều yếu tố gây ra, hiểu rõ nguyên nhân là bước đầu tiên để điều trị và phòng ngừa hiệu quả chứng đau đầu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tự nhiên bị đau đầu được chia làm hai nhóm chính, nguyên phát và thứ phát:

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu nguyên phát

Hơn 90% các cơn đau đầu đột ngột đều không xác định được nguyên nhân. Cơn đau này được gọi chung là đau đầu nguyên phát. Nguyên nhân gây ra chúng thường không liên quan đến tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng tại não bộ và các vùng cơ quan lân cận.

Đau đầu nguyên phát được chia thành nhiều nhóm phân loại nhỏ hơn. Trong đó đau nửa đầu, đau đầu do căng cơ, đau từng cụm là ba loại thường thấy nhất. 

Các quá trình sinh hóa bất thường trong não, đặc biệt là sự kích hoạt quá mức các thụ thể thần kinh và thay đổi lưu lượng máu não, được chứng minh là có vai trò quan trọng trong cơ chế gây đau đầu nguyên phát. 

Các yếu tố di truyền, sinh lý và môi trường góp phần gây ra tình trạng “tự nhiên bị đau đầu”, cụ thể: 

  • Sử dụng quá nhiều rượu, bia, chất kích thích như caffeine

  • Rối loạn đồng hồ sinh học, thời gian ngủ - thức bị đảo lộn

  • Liên tục bị căng thẳng, lo lắng trong công việc, học tập và cuộc sống

  • Trạng thái tâm trạng kém, thường xuyên buồn bã, ủ rũ

  • Nằm, đứng, ngồi sai tư thế khiến cổ, vai gáy, thắt lưng bị ảnh hưởng

  • Thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn, ánh sáng mạnh

  • Thời tiết thay đổi

  • Di truyền

Nguyên nhân gây ra cơn đau đầu thứ phát

Tình trạng “tự nhiên đau đầu” thứ phát là triệu chứng của một rối loạn sức khỏe cụ thể. Những rối loạn này khiến các dây thần kinh nhạy cảm bị chèn ép hoặc kéo (đẩy) ra khỏi vị trí và gây ra cơn đau. Một số nguyên nhân phổ biến gây đau đầu thứ phát bao gồm:

Do bệnh lý thần kinh: U não, bệnh viêm màng não (viêm não), chấn thương đầu, huyết khối, tăng áp lực nội sọ

Khối u não 

Là khối u phát triển trong não, chúng gây chèn ép lên hệ thần kinh hoặc mạch máu nhạy cảm với cơn đau. Tình trạng này làm gián đoạn sự tương tác giữa não và hệ thần kinh, khiến quá trình nhận - phản hồi thông tin bị gián đoạn, khiến người bệnh suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tư duy và tập trung. Ngoài ra, khối u còn gây thiếu máu nuôi não, dẫn đến đau đầu, mất ngủ, chóng mặt hoa mắt. 

Chấn thương đầu

Đau đầu thứ phát thường là triệu chứng của chấn động não hoặc chấn thương đầu khác. Đau đầu có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc nhiều tháng sau khi bị chấn thương (di chứng). Những cơn đau này có thể xuất hiện đột ngột hoặc kéo dài âm ỉ, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và cuộc sống người bệnh.

Viêm não do nhiễm trùng

Viêm não do nhiễm trùng khiến các tế bào thần kinh- não bị tổn thương và gây ra cơn đau đầu âm ỉ đến dữ dội. 

Do rối loạn giấc ngủ

Tự nhiên bị đau đầu thường là triệu chứng thứ phát của rối loạn giấc ngủ. Các nghiên cứu cho thấy đau đầu do mất ngủ có liên quan đến sự gián đoạn các giai đoạn giấc ngủ, đặc biệt là giai đoạn REM. Thiếu ngủ, ngủ quá nhiều hoặc sử dụng thuốc ngủ đều có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đau đầu. 

Ngược lại, đau đầu khiến người bệnh khó ngủ, dễ bị tỉnh giấc, dẫn đến giảm chất lượng giấc ngủ và tạo thành một vòng tròn luẩn quẩn ảnh hưởng đến sức khỏe.

roi-loan-giac-ngu-la-nguyen-nhan-gay-dau-dau-pho-bien

Rối loạn giấc ngủ là nguyên nhân gây đau đầu thứ phát phổ biến

Do rối loạn loạn tâm thần kinh: Rối loạn lo âu, trầm cảm, căng thẳng quá mức…

Các rối loạn tâm thần kinh gây ra sự kích thích não bộ - hệ thống thần kinh quá mức, dẫn đến tình trạng stress oxy hóa. Các gốc tự do dư thừa tấn công và gây tổn thương tế bào thần kinh. 

Sự giải phóng quá mức cortisol trong điều kiện căng thẳng thần kinh làm trầm trọng thêm tình trạng đau đầu. Rối loạn giấc ngủ liên quan đến các rối loạn thần kinh ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phục hồi của não, góp phần vào sự phát triển của cơn đau đầu.

Do bệnh tim mạch: Xơ vữa động mạch, suy tim, cao huyết áp,...

Các bệnh lý tim mạch gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tuần hoàn, khiến lưu lượng máu đến các cơ quan thay đổi, trong đó có bão bộ. 

Sự suy giảm tuần hoàn máu (trường hợp giảm thể tích tuần hoàn, tắc nghẽn mạch) dẫn đến tình trạng thiếu máu não, gây ra các rối loạn chức năng thần kinh như đau đầu, rối loạn giấc ngủ và giảm trí nhớ. 

Ngược lại, tăng huyết áp làm tăng áp lực lên thành mạch máu não và gây ra những cơn đau đầu âm ỉ hoặc dữ dội. Cao huyết áp còn là yếu tố nguy cơ gây vỡ mạch xuất huyết não.

Do viêm tai mũi họng, nha khoa, mắt,...

Tình trạng bệnh lý xuất hiện tại các cơ quan lân cận như đường hô hấp, mắt, răng, xương,... có thể gây ảnh hưởng đến não bộ và gây ra tình trạng “tự nhiên bị đau đầu”. Ví dụ, trong bệnh lý viêm xoang, dịch tiết viêm tích tụ trong các xoang, khiến áp lực trong xoang tăng cao. Áp lực tăng cao gây kích thích các dây thần kinh cảm giác, dẫn đến các cơn đau tại vị trí chèn ép, điển hình nhất là vùng đầu trán.

3. 5 cách giảm đau đầu hiệu quả có thể tự thực hiện tại nhà

Để cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng “tự nhiên bị đau đầu”, việc tìm kiếm các giải pháp giảm đau tại nhà là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là 5 cách giảm đau đầu đơn giản nhưng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà: 

Thư giãn tinh thần, giải tỏa căng thẳng, stress, cải thiện tâm trạng.

Bằng cách áp dụng nhiều biện pháp giúp giải tỏa căng thẳng, lo âu, bạn sẽ có được một tinh thần thoải mái giúp giảm đau đầu, mất ngủ. Để làm được điều này bạn có thể tham khảo những cách dưới đây:

  • Giảm thời gian sử dụng các thiết bị điện tử thông minh

  • Viết nhật ký hằng ngày hoặc dành thời gian trò chuyện với bản thân trước khi ngủ. 

  • Dành nhiều thời gian chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân và gia đình

  • Thiền định

  • Sử dụng liệu pháp mùi hương (nến thơm, tính dầu thơm) 

  • Vận động thường xuyên, tránh nằm, ngồi một chỗ quá lâu

  • Tắm nước ấm

  • Các bài tập hít thở sâu

ngoi-thien-la-cach-giam-dau-dau-hieu-qua

Ngồi thiền là cách giảm đau đầu tại nhà hiệu quả, bạn nên thực hiện hằng ngày để thấy được tác dụng.

Chườm lạnh giảm đau đầu

Chườm đá lạnh là một cách giảm tình trạng “tự nhiên đau đầu” hiệu quả. Cách này giúp co mạch máu vùng đầu, giảm sưng viêm và giảm áp lực lên các dây thần kinh, từ đó làm dịu cơn đau đầu nhanh chóng.

Cách thực hiện tương đối đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị 1 miếng vải sạch, bọc bên ngoài 3-4 viên đá lạnh, rồi chườm lên vùng xuất hiện cơn đau. 

Chườm liên tục 2-3 phút thì dừng lại, nghỉ 1-2 phút sau đó tiếp tục thực hiện. 

Lặp lại động tác chườm - nghỉ khoảng 4-5 lần để thấy được hiệu quả giảm đau đầu.

Bấm huyệt thái dương

Huyệt thái dương nằm ở phần lõm, cách đuôi lông mày khoảng 0,5 cm. Bấm huyệt thái dương là kỹ thuật giảm đau đầu đơn giản, có thể tự thực hiện tại nhà.

Để thực hiện đúng kỹ thuật bấm huyệt thái dương, bạn có thể thực hiện theo 3 bước dưới đây:

  1. Xác định vị trí huyệt thái dương, sau đó dùng ngón tay (ngón trỏ hoặc cái) day huyệt đạo với lực tay vừa phải trong vòng 30 giây. 

  2. Tiếp theo, bạn hãy nhắm mắt lại và dùng ngón trỏ vuốt nhẹ phần mí mắt từ trong ra ngoài. Lặp lại động tác từ 45 đến 50 lần giúp giảm tình trạng căng thẳng, nhức mỏi mắt.

  3. Sử dụng ngón trỏ và ngón giữa xoa dọc theo đường cánh mũi hướng lên trán rồi kéo xuống. Hãy thực hiện động tác khoảng 50 lần để thấy được hiệu quả giảm đau đầu, căng thẳng.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm 5 cách bấm huyệt giúp cải thiện tình trạng mất ngủ, đau đầu.

Tập Yoga

Yoga là phương pháp giúp điều hòa hơi thở, tăng cường lưu thông máu, cải thiện sức khỏe tinh thần, từ đó hỗ trợ giảm đau đầu. Một nghiên cứu tại Đại học Sydney, Đức cũng đã chứng minh hiệu quả của Yoga trong việc cải thiện mức độ, tần suất và thời gian đau đầu [2].  

Dưới đây là 6 bài tập yoga có tác dụng hỗ trợ giảm đau đầu hiệu quả mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.

  • Ardha Matsyendrasana - Tư thế yoga nửa con cá

  • Chakravakasana - Tư thế yoga con mèo và con bò

  • Camel Pose - Tư thế Con Lạc Đà 

  • Savasana - Tư thế xác chết

  • Padmasana - Tư thế hoa sen

  • Setu Bandhasana - Tư thế yoga cây cầu

Giảm đau đầu bằng cách xông lá thuốc

Xông hơi bằng các loại cây thuốc là một cách giảm đau đầu lâu đời. Một số loại lá hoặc cây thảo dược chứa tinh dầu như bưởi, chanh, hương nhu, sả, ... được chứng minh có tác dụng thư giãn, giảm căng thẳng, từ đó giúp giảm đau đầu và cải thiện giấc ngủ.

Để bắt đầu tiến hành xông hơi, bạn cần chuẩn bị hỗn hợp các loại lá thơm như hương nhu, bưởi, sả,... đem rửa sạch và cho vào nồi. Sau đó đổ ngập nước, đun sôi trong khoảng 15 phút. 

Sau khi nước sôi, bắc nồi xuống, sử dụng một cái chăn lớn, trùm cả người và nồi nước lá. Tiếp đó hãy mở vung từ từ để tránh bị bỏng. Thực hiện xông hơi cho đến khi bay hết hơi nóng trong nồi xông. 

4. Viên uống An Thần Vương - Tác động vào nguyên nhân gốc rễ gây bệnh, giúp cải thiện đau đầu hiệu quả bền vững

Bên cạnh 5 cách giảm đau đầu được đề cập ở trên, bạn nên kết hợp sử dụng thêm Viên uống thảo dược  An Thần Vương để đạt được hiệu quả bền vững.

an-than-vuong-giam-tinh-trang-tu-nhien-bi-dau-dau

An Thần Vương với 8 loại dược liệu quý tác động vào nguyên nhân gốc rễ gây bệnh là sự hoạt động quá mức của hệ thần kinh não bộ và tình trạng thiếu máu não kéo dài. 

  • Vông nem, Bình vôi, Lạc Tiên và Tâm sen là 4 loại thảo dược quý có tác dụng dưỡng tâm, an thần, giúp cải thiện tâm trạng, giải tỏa lo âu căng thẳng. 

  • Xích thược, Xuyên khung giúp tăng cường tuần hoàn, phá ngưng trệ, tăng lượng máu đến nuôi dưỡng não bộ

  • Bạch quả, Sinh địa có công dụng bổ huyết, giúp tăng lượng dưỡng chất trong máu. Bên cạnh đó bạch quả làm bền thành mạch, giảm nguy cơ gặp biến chứng mạch máu não

Sử dụng 2-4 viên An Thần Vương mỗi ngày giúp tăng chức năng não bộ, cải thiện tâm trạng và giấc ngủ, từ đó giảm tình trạng “tự nhiên đau đầu” một cách rõ rệt. Đồng thời An Thần Vương còn giúp bảo vệ nuôi dưỡng não bộ, ngăn ngừa các cơn đau tái phát.

Hiệu quả và độ an toàn của An Thần Vương được kiểm chứng bởi những chuyên gia đầu ngành Y như Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Khánh Vân - Nguyên Trưởng khoa A9, Viện Y học cổ truyền quân đội.


Song song với đó, trải nghiệm thực tế của người dùng chính là “bằng chứng thép” chứng minh hiệu quả của An Thần Vương:

Bác Lợi và cô Thủy đã cải thiện tình trạng đau đầu mất ngủ nhờ có An Thần Vương

Cô Đỗ Huyền, Hà Nội cũng có những chia sẻ tương tự về hiệu quả của viên uống An Thần Vương: 

Tình trạng “tự nhiên bị đau đầu” gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Do đó việc can thiệp điều trị là điều cần thiết và nên được thực hiện sớm. Viên uống An Thần Vương chính la giải pháp tối ưu nhất cho trường hợp này.

Tài liệu tham khảo

[1] https://www.ninds.nih.gov/health-information/disorders/headache .

[2] https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31667736/
Đặt mua an thần vương
Đặt mua an thần vương
Giá: 180.000 VNĐ/hộp
* Đơn hàng từ 2 hộp, miễn phí tiền vận chuyển
* Đơn hàng trên 5 hộp, giá còn 170.000 VNĐ/hộp
Tổng giá: 360.000 VNĐ
(Miễn phí vận chuyển)