Lo lắng trở thành vấn đề khi mà nó kéo dài nhiều ngày và tác động tiêu cực tới cuộc sống của bạn. Nhận biết các triệu chứng rối loạn lo âu trầm cảm giúp bạn có thể biết được bản thân hoặc mọi người xung quanh có đang gặp vấn đề hay không. Từ đó bạn có thể quyết định tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp từ nhà trị liệu hoặc bác sĩ.
Rối loạn lo âu là gì?
Rối loạn lo âu là tình trạng sức khỏe tâm thần với triệu chứng lo lắng, căng thẳng, sợ hãi quá mức và kéo dài nhiều ngày. Tình trạng này có thể xuất hiện dù không rõ nguyên nhân, làm cản trở mọi hoạt động, công việc và cuộc sống của người bệnh.
Các loại rối loạn lo âu thường gặp gồm:
Nguyên nhân rối loạn lo âu
Không thể xác định được chính xác nguyên nhân rối loạn lo âu là do đâu vì nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Đặc điểm di truyền, tiền sử bệnh lý hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng có thể gây ra lo lâu. Hơn nữa, việc trải qua những sự kiện đau buồn, ám ảnh trong quá khứ sẽ ảnh hưởng nhiều tới tâm lý hiện tại của người bệnh.
Xem thêm: Tổng quan bệnh rối loạn lo âu: Nhận biết triệu chứng, cách điều trị rối loạn lo âu tại nhà
Nhận biết triệu chứng rối loạn lo âu trầm cảm
Dưới đây là 12 triệu chứng rối loạn lo âu điển hình nhất:
Suy nghĩ quá nhiều
Bạn có thấy bản thân đang suy nghĩ quá nhiều về mọi thứ? Thông thường, bạn sẽ bắt đầu dòng suy nghĩ với “điều gì sẽ xảy ra nếu…”. Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không học tất cả các dạng bài cho bài kiểm tra ngày mai, nếu tôi bị trượt thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi bị mất đi công việc này? Điều gì sẽ xảy ra nếu chồng bỏ tôi?
Suy nghĩ quá nhiều có thể dẫn đến lo lắng và lâu dần phát triển thành chứng rối loạn lo âu.
Trốn tránh
Khi bạn lo lắng về điều gì đó, bạn sẽ cố gắng trốn tránh nó. Bạn có thể nghĩ “vì tôi thường lo lắng khi phát biểu trước lớp, nên tôi sẽ kêu bị ốm và ngày thuyết trình của mình”.
Né tránh khiến chúng ta cảm thấy tốt hơn trong thời điểm đó. Bởi vì chúng ta đang tránh những gì chúng ta cảm thấy có thể gây nguy hiểm, sợ hãi. Về lâu dài, bạn chỉ đang nuôi dưỡng sự lo lắng, sợ hãi ngày một tăng lên mà thôi.
Đổ mồ hôi
Đổ mồ hôi là hiện tượng bình thường của cơ thể. Nhưng nếu bạn thấy mình đổ mồ hôi nhiều hơn những người khác, hoặc bạn thấy mình đổ mồ hôi khi cảm thấy lo lắng, thì đó có thể là dấu hiệu của rối loạn lo âu.
Vấn đề về dạ dày
Một triệu chứng phổ biến của rối loạn lo âu chính là các vấn đề về dạ dày như đau bụng, buồn nôn do căng thẳng. Khi đau dạ dày, bạn hãy suy nghĩ xem nguyên nhân do thức ăn nào đó gây khó chịu, hay là do căng thẳng, lo lắng.
Các cơn hoảng loạn
Cơn hoảng loạn là một dạng lo lắng. Nếu bạn trải qua cơn hoảng loạn, thì bạn cũng cảm thấy lo lắng. Nhưng nếu bạn lo lắng, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ bị hoảng loạn.
Một người có thể trải qua cơn hoảng loạn sau khi mất người thân, chia tay, áp lực công việc, học tập.
Các cơn hoảng loạn có thể xảy ra vào thời điểm ngẫu nhiên và có thể khiến bạn cảm thấy đau tim, khó thở.
Thiếu kiên nhẫn
Mất kiên nhẫn là điều mà tất cả chúng ta thỉnh thoảng đối mặt. Bạn không thể đợi người khác đến trễ 15 phút, mất kiên nhẫn với người khác khi không đưa ra câu trả lời như mong muốn. Nhưng nếu bạn thấy điều này xảy ra gần như hàng ngày và dễ biến thành tức giận, thì nó có thể là vấn đề của rối loạn lo âu.
Khó tập trung
Thường bạn sẽ không tự nhận ra bản thân bị mất tập trung mà có thể phải nhờ người xung quanh chỉ ra. Họ có thể nói với bạn rằng bạn đang thay đổi chủ đề cuộc trò chuyện thường xuyên, làm gián đoạn hội thoại, mất dòng suy nghĩ, quên những gì đã thảo luận gần đây, gặp khó khăn trong việc hoàn thành công việc hoặc không thể thư giãn. Điều quan trọng bạn phải lắng nghe và nhận ra vấn đề thực sự của bản thân.
Thường xuyên lo lắng
Nỗi lo lắng có thể nằm sẵn ở đó khi bạn trải qua những sự kiện ám ảnh, một cơn hoảng loạn trước đó. Bạn có thể lo lắng về sức khỏe cha mẹ, việc kiếm đủ tiền, học hành, con đường sự nghiệp… Liên tục lo lắng là một dấu hiệu lớn cho thấy bạn có thể đang bị rối loạn lo âu.
Khó thở
Bạn có thể cảm thấy nhịp thở dồn dập, dường như không có đủ không khí để thở. Khó thở do rối loạn lo âu thường gặp khi gặp vấn đề sốc, nghiêm trọng, cơn hoảng loạn nào đó.
Nhức đầu
Nhức đầu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến là vấn đề căng thẳng, tác động tiêu cực tới thể chất của bạn.
Nhịp tim nhanh
Triệu chứng phổ biến của rối loạn lo âu chính là nhịp tim nhanh, đánh trống ngực liên tục. Ví dụ, khi một người mắc chứng sợ nói trước đám đông, nhịp tim của họ sẽ tăng lên trước khi họ phải phát biểu.
Mất ngủ
Có nhiều nguyên nhân gây ra mất ngủ. Nếu bạn không gặp phải tình trạng bệnh lý nào, thì chứng mất ngủ có thể là một vấn đề sức khỏe tâm thần. Tâm trí luôn chạy theo những suy nghĩ lo lắng, sợ hãi dù bạn cố nhắm mắt ngủ. Điều này dẫn tới mất ngủ, thiếu năng lượng và thậm chí làm tăng lo lắng hơn.
Rối loạn lo âu trầm cảm có chữa được không?
Lo lắng không phải thứ có thể loại bỏ hoàn toàn khỏi một hệ thần kinh khỏe mạnh. Đó là lý do rối loạn lo âu hoàn toàn có thể quay trở lại bất cứ lúc nào nếu không kiểm soát được sự lo lắng. Điều trị đúng cách chứng sẽ giúp đẩy lùi căng thẳng, sợ hãi quá mức và bạn có thể chiến thắng rối loạn lo âu, tiếp tục một cuộc sống bình thường.
Cách chữa rối loạn lo âu trầm cảm hiệu quả
Thông thường bác sĩ sẽ bắt đầu cách chữa rối loạn lo âu trầm cảm với hai công cụ mạnh mẽ: Liệu pháp tâm lý và phương pháp sử dụng thuốc. Với nhiều người, kết hợp cả hai phương pháp đem lại hiệu quả tốt hơn so với chỉ dùng một trong hai.
Phương pháp sử dụng thuốc
Thuốc Tây không điều trị dứt điểm rối loạn lo âu, nhưng giúp kiểm soát sự lo lắng. Nó được bác sĩ kê đơn khi cần thiết. Một số loại thuốc trị rối loạn lo âu gồm:
Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc: Fluoxetine, paroxetine, sertraline.
Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin - norepinephrine: Duloxetine, venlafaxine.
Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Doxepin, imipramine.
Thuốc chống loạn thần không điển hình: Quetiapine.
Thuốc chẹn beta: Propranolol.
Thuốc benzodiazepine: Alprazolam, lorazepam, clonazepam.
Những loại thuốc khác: Buspirone, hydroxyzine, meprobamate, pregabalin, trifluoperazine.
Các thuốc này có một số tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, khó tập trung, trí nhớ kém, đau dạ dày, đau đầu, mờ mắt. Hơn nữa, hội chứng cai thuốc khi ngừng sử dụng thuốc cũng là vấn đề cần chú ý. Bạn không được tự ý dùng thuốc và ngừng thuốc đột ngột, phải có sự đồng ý của bác sĩ, chuyên gia trước khi sử dụng.
Xem chi tiết: Các thuốc trị rối loạn lo âu và những điều đặc biệt lưu ý
Ngoài thuốc Tây, sử dụng y học cổ truyền cho giải pháp lâu dài, không gây tác dụng phụ. Trong đó, An Thần Vương là sản phẩm hỗ trợ giảm rối loạn lo âu và giúp bạn có cuộc sống dễ chịu, bình thường trở lại. An Thần Vương có thành phần chính là bình vôi, kết hợp với các dược liệu nổi tiếng an thần như vông nem, lạc tiên, xuyên khung, tâm sen, bạch quả, sinh địa, xích thược. An Thần Vương giúp nuôi dưỡng sức khỏe tâm thần, tăng cường trí lực, cải thiện giấc ngủ của bạn.
Liệu pháp tâm lý
Bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý có thể giúp bạn kiểm soát sự lo lắng thông qua các liệu pháp tâm lý. Các chuyên gia sẽ sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm trò chuyện trực tiếp, các bài tập giúp bạn nhận thức rõ và quản lý cảm xúc của mình tốt hơn. Một số liệu pháp phổ biến gồm:
Trị liệu nhận thức - hành vi.
Liệu pháp hành vi biện chứng.
Liệu pháp tiếp xúc.
Trị liệu giữa các cá nhân.
Trên đây là các dấu hiệu nhận biết triệu chứng rối loạn lo âu trầm cảm. Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp dễ dàng điều trị hơn.
Gọi điện hotline 0868 093 693 để được dược sĩ tư vấn chi tiết về rối loạn lo âu và sản phẩm An Thần Vương.