Tổng quan bệnh rối loạn lo âu: Nhận biết triệu chứng, cách điều trị rối loạn lo âu tại nhà

Người đăng: Nguyễn Nga - Lượt xem: 3784

Lo lắng là một biểu hiện bình thường khi chúng ta đối diện với một vấn đề khó khăn. Với một số người, lo lắng chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn và biến mất khi vấn đề được giải quyết. Nhưng cũng có một số người, dù vấn đề không lớn hoặc chưa xảy ra, sự lo lắng, sợ hãi, căng thẳng quá mức dâng lên và kéo dài không dứt. Đây là biểu hiện thường gặp ở người bị bệnh rối loạn lo âu. Nếu không tìm cách, những hậu quả tồi tệ có thể kéo đến và không lường trước được. 

Rối loạn lo âu là gì?

Một trong những tình trạng sức khỏe tâm thần được quan tâm nhất hiện nay chính là rối loạn lo âu. Đây là thuật ngữ để chỉ chứng rối loạn cảm xúc với triệu chứng điển hình lo lắng, căng thẳng, sợ hãi quá mức. So với lo lắng bình thường, có thể phân biệt chúng như sau:

  • Lo lắng thông thường: Xảy ra khi đứng trước vấn đề khó khăn và biến mất nếu vấn đề được giải quyết. Bạn có thể cảm thấy lo lắng khi đi phỏng vấn, làm bài kiểm tra hoặc đưa ra quyết định quan trọng. Nhiều trường hợp lo lắng có thể có lợi vì nó giúp chúng ta nhận thấy những tình huống nguy hiểm và tập trung sự chú ý của mình, nhờ đó chúng ta được an toàn, làm việc tốt hơn.

  • Rối loạn lo âu: Lo lắng xuất hiện dù nguyên nhân không rõ ràng hoặc lo lắng về một vấn đề nào đó quá mức. Tình trạng căng thẳng kéo dài nhiều ngày liền làm cản trở khả năng hoạt động của bạn.

Các loại rối loạn lo âu thường gặp

Một số loại rối loạn lo âu thường gặp bao gồm:

Rối loạn lo âu tổng quát (GAD)

Với rối loạn lo âu tổng quát, bạn có thể cảm thấy lo lắng và căng thẳng cực độ, tự tưởng tượng ra những điều gây hại không có thật. Bạn lo lắng về nhiều chủ đề khác nhau, bao gồm sức khỏe, công việc, học tập, các mối quan hệ. Sự lo lắng liên tục từ điều này sang điều khác và không dừng lại ở một điều duy nhất.

Rối loạn hoảng sợ

Trong rối loạn hoảng sợ, người bệnh sẽ có những cơn hoảng sợ đột ngột và dữ dội. Nó như cơn sóng thần đi qua, mạnh mẽ, dữ dội hơn hẳn các loại rối loạn lo âu khác.

Cảm giác kinh hoàng có thể bắt đầu đột ngột và bất ngờ hoặc chúng có thể bắt nguồn từ một nguyên nhân khiến bạn sợ hãi. Cơn hoảng loạn có thể giống như các cơn đau tim, vã mồ hôi, tim đập thình thịch, đau tức ngực. Nó thực sự rất khó chịu. Người mắc chứng rối loạn hoảng sợ thường dành nhiều thời gian để lo lắng về cơn hoảng loạn tiếp theo.

Ám ảnh

Nỗi ám ảnh là sự sợ hãi tột độ với một tình huống hoặc đối tượng nào đó. Mức độ sợ hãi về điều ám ảnh cao hơn hẳn so với thực tế, dù chủ thể không làm gì hoặc không gây nguy hiểm cho người bệnh. Một số nỗi ám ảnh cụ thể bao gồm sợ động vật (sợ gián, nhện, rắn…), sợ máu, sợ độ cao, sợ tiêm…

Rối loạn lo âu xã hội

Các nhà tâm lý thường gọi tình trạng này là ám ảnh sợ xã hội. Bạn có thể lo lắng quá mức và tự suy diễn về các tình huống xã hội hàng ngày. Bạn có thể lo lắng về người khác đánh giá mình, sợ bị cười chê, bị chế giễu. 

Chứng sợ đám đông

Sợ hãi về việc bị choáng ngợp hoặc không thể nhận được sự giúp đỡ. Thông thường người bệnh sẽ sợ hai hoặc ba kiểu môi trường sau:

  • Không gian kín.

  • Đám đông.

  • Không gian mở.

  • Những nơi bên ngoài ngôi nhà.

  • Phương tiện công cộng như xe bus.

Xu hướng của người có chứng sợ đám đông là họ thích ở trong nhà hơn.

Nhận biết triệu chứng bệnh rối loạn lo âu

Tùy vào loại rối loạn lo âu mà bạn mắc phải, các triệu chứng có thể gặp bao gồm:

Triệu chứng thực thể:

  • Tay lạnh hoặc đổ mồ hôi.

  • Khô miệng.

  • Tim đập nhanh.

  • Buồn nôn.

  • Tê hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân.

  • Căng cơ.

  • Khó thở. 

Triệu chứng tâm thần:

  • Cảm giác hoang mang, sợ hãi và bất an.

  • Hay gặp ác mộng.

  • Những suy nghĩ lặp đi lặp lại hoặc hồi tưởng về những trải nghiệm đau thương.

  • Không kiểm soát được suy nghĩ ám ảnh.

Triệu chứng hành vi:

  • Không có khả năng tĩnh lặng, bình tĩnh.

  • Rửa tay nhiều lần.

  • Khó ngủ, mất ngủ. 

Nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu không đến từ điểm yếu cá nhân, khuyết điểm cơ thể, tính cách hay vấn đề giáo dục. Các chuyên gia không biết chính xác điều gì gây ra chứng rối loạn lo âu vì nó có thể tác động từ rất nhiều yếu tố. 

Việc trải nghiệm các sự kiện đau buồn dường như gây ra chứng rối loạn lo âu ở những người vốn đã dễ bị lo lắng. Đặc điểm di truyền cũng có thể là một yếu tố. Ngoài ra, lo lắng đến các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như bệnh tim, tiểu đường, hội chứng ruột kích thích, rối loạn hô hấp, khối u có thể gây ra rối loạn lo âu. 

Đôi khi, lo lắng có thể là tác dụng phụ của việc sử dụng một số loại thuốc. Ngoài ra, rối loạn lo âu thường đi đôi với việc sử dụng rượu và chất gây nghiện.

Biến chứng của rối loạn lo âu

Người bị bệnh rối loạn lo âu nếu không tìm cách xử trí thì có thể bị nặng hơn và dẫn tới các vấn đề thể chất và tinh thần khác, ví dụ như:

  • Trầm cảm hoặc các chứng rối loạn sức khỏe tâm thần khác.

  • Lạm dụng chất kích thích.

  • Mất ngủ, khó ngủ.

  • Các vấn đề về tiêu hóa hoặc đường ruột.

  • Nhức đầu, đau đầu mãn tính.

  • Cách ly xã hội.

  • Chất lượng cuộc sống kém.

  • Tự hại bản thân hoặc có thể tự sát.

Ai có nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu?

Người có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn lo âu gồm:

  • Người có tính cách nhút nhát, không cảm thấy thoải mái và tránh xa những tình huống khó khăn, đông người hoặc môi trường xa lạ. Người có lòng tự trọng thấp, nhận thức tiêu cực về bản thân. 

  • Người bị chấn thương tâm lý trong thời thơ ấu hoặc tuổi trưởng thành, bị lạm dụng tình dục hoặc bỏ bê tình cảm.

  • Tiền sử gia đình có người bị các vấn đề về sức khỏe tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực…

  • Gặp vấn đề về tuyến giáp, rối loạn nhịp tim.

Rối loạn lo âu xảy ra thường xuyên hơn ở phụ nữ. Các nhà nghiên cứu vẫn đang nghiên cứu lý do tại sao lại có điều này. Nó có thể đến từ nội tiết tố nữ thay đổi liên tục trong cả tháng. Chưa kể nhiều người càng tìm cách điều trị lại càng lo lắng trầm trọng hơn.

Khi nào cần đi khám rối loạn lo âu?

Bất kể bạn mắc chứng rối loạn lo âu nào, lo lắng có thể giam cầm bạn trong một thế giới sợ hãi, vô vọng và đầy cảm giác diệt vong sắp xảy ra. Mặc dù mọi người đều trải qua căng thẳng và lo lắng ở một mức độ nào đó, nhưng bạn nên đi khám bệnh nếu sự lo lắng:

  • Ảnh hưởng tới công việc, các mối quan hệ của bạn.

  • Khó vào giấc, mất ngủ thường xuyên, mơ gặp ác mộng.

  • Ảnh hưởng tới sự tập trung.

  • Ngăn cản bạn làm những điều bạn yêu thích.

  • Luôn cảm giác bản thân vô dụng, chán ghét bản thân, tự cô lập bản thân với người khác.

  • Khiến bạn có ý định tự tử.

Ngoài những rắc rối về cảm xúc và tinh thần, rối loạn lo âu có thể gây ra các vấn đề về thể chất, chẳng hạn như vấn đề về tiêu hóa, đau đầu, đau mãn tính. Nếu bạn thấy sự lo lắng đang tàn phá sức khỏe thể chất của mình, thì việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia là cực kỳ quan trọng.

Cách test rối loạn lo âu

Bạn nên đến gặp bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học có chuyên môn để được đánh giá, chuẩn đoán đúng nhất về tình trạng rối loạn lo âu. 

Bác sĩ sẽ khám sức khỏe, hỏi về các triệu chứng của bạn và đề nghị thực hiện một số xét nghiệm tổng quát để xác định xem có phải do bệnh lý gây ra không. Bác sĩ cũng có thể hỏi về bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng, một số loại có thể gây ra các triệu chứng lo lắng như levodopa, thuốc dùng để kiểm soát bệnh Parkinson.

Nếu không tìm ra nguyên nhân cơ bản, bác sĩ tiến hành đánh giá tâm lý. Trong quá trình đánh giá tâm lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ hỏi xem bạn có tiền sử gia đình mắc chứng rối loạn lo âu hoặc trầm cảm hay không. Họ sẽ hỏi về các triệu chứng của bạn: Chúng bắt đầu khi nào, kéo dài bao lâu, mức độ nghiêm trọng của chúng, liệu chúng đã từng xảy ra trước đây chưa và nếu có thì chúng được điều trị như thế nào. Ngoài ra họ có thể yêu cầu bạn hoàn thành một bảng câu hỏi về ảnh hưởng của các triệu chứng đến cuộc sống của bạn.

Các tình trạng tâm lý khác, bao gồm rối loạn căng thẳng sau sang chấn và rối loạn ăn uống, có thể đi kèm với rối loạn lo âu. Vì lý do này, chuyên gia cũng hỏi những câu cho phép họ đánh giá liệu một tình trạng tâm lý khác có ảnh hưởng đến bạn hay không.

Sau khi chuyên gia đánh giá sơ bộ, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và thảo luận với bạn cách điều trị thích hợp nhất.

Cách điều trị rối loạn lo âu 

Rối loạn lo âu cũng giống như các vấn đề sức khỏe khác, rất cần được điều trị. Bạn không nên bỏ mặc nó, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần. Bác sĩ, chuyên gia sẽ đưa ra liệu trình điều trị rối loạn lo âu phù hợp cho bạn, có thể kết hợp sử dụng thuốc và liệu pháp tâm lý.

Thuốc Tây điều trị rối loạn lo âu được không?

Sự thật là sử dụng thuốc không thể chữa khỏi chứng rối loạn lo âu, nhưng chúng giúp cải thiện triệu chứng và giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Một số thuốc điều trị rối loạn lo âu bao gồm:

  • Thuốc chống lo âu: Giúp làm giảm cơn lo lắng, hoảng loạn đang diễn ra.

  • Thuốc chống trầm cảm: Cũng có khả năng giúp điều trị rối loạn lo âu, cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng. 

  • Thuốc chẹn beta: Thường được sử dụng cho bệnh cao huyết áp, có thể giúp giảm một số triệu chứng thực thể của chứng rối loạn lo âu như giảm nhịp tim, đỡ run hơn.

Không tự ý sử dụng thuốc nếu không được bác sĩ kê đơn. Đồng thời không tự ý điều chỉnh liều uống. Sử dụng thuốc Tây chỉ là phương pháp tạm thời, tiềm ẩn nhiều tác dụng không mong muốn như chóng mặt, khô miệng, nhức đầu, mờ mắt, buồn ngủ. 

Cách điều trị rối loạn lo âu tại nhà bằng thuốc Nam

Nhiều người tìm kiếm các giải pháp từ phương Tây khi nghĩ rằng đây là bệnh xu thế và y học hiện đại sẽ có cách chữa, nhưng thực chất y học cổ truyền lại cho giải pháp tốt hơn hẳn. Không thể bỏ qua các vị thuốc nổi tiếng với khả năng an thần, giảm rối loạn lo âu, mất ngủ như:

  • Bình vôi: Được ví như “thuốc ngủ tự nhiên, an toàn và hiệu quả nhất”. Thành phần chính Rotundin chữa mất ngủ, an thần, nuôi dưỡng thần kinh đã được Y học hiện đại kiểm chứng.

  • Lá vông nem: Dưỡng tâm, an thần.

  • Lạc tiên: Nuôi dưỡng tế bào thần kinh khỏe từ bên trong giúp tăng cường trí lực tránh suy nhược thần kinh.

  • Tâm sen: An thần, giảm suy nhược thần kinh. 

Bạn có thể tham khảo bốc thuốc và sắc uống. Cách này không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại, cũng như hiệu quả đem lại chậm do hoạt chất ở trong dược liệu ít, lại không tách ra hoàn toàn được. 

Một cách nhanh chóng khắc phục nhược điểm của vị thuốc, cho hiệu quả gấp ba lần so với sử dụng dược liệu thô chính là An Thần Vương. An Thần Vương có thành phần chính bình vôi, kết hợp với lạc tiên, tâm sen, lá vông nem, xuyên khung, bạch quả, xích thược, giúp bổ tâm, an thần, nuôi dưỡng tâm thần kinh, giảm rối loạn lo âu, căng thẳng.

Xem chi tiết: Cách điều trị rối loạn lo âu tại nhà bằng thuốc Nam không cần thuốc Tây

Liệu pháp tâm lý

Mục tiêu của tất cả các biện pháp can thiệp trị liệu là giúp bạn xác định được nguyên nhân rối loạn lo âu, hiểu và tìm được cách thay đổi chúng. Một số loại trị liệu dạy các kỹ thuật giúp bạn thay thế những suy nghĩ tiêu cực và thay đổi hành vi của mình. 

Bởi vì mỗi chứng rối loạn lo âu có những khác biệt đáng kể, nên việc điều trị tâm lý được điều chỉnh phù hợp với từng loại cụ thể. Trị liệu tâm lý có thể được tiến hành trong môi trường cá nhân, cặp đôi, gia đình hoặc nhóm. Tần suất của các cuộc hẹn trị liệu và thời gian điều trị của bạn sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng rối loạn lo âu của bạn. 

Các liệu pháp tâm lý được sử dụng trong điều trị rối loạn lo âu bao gồm:

  • Trị liệu nhận thức - hành vi: Trong quá trình trị liệu hành vi, nhà tâm lý học sẽ khuyến khích bạn tham gia các hoạt động gây lo lắng, học cách thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng những suy nghĩ thực tế hơn. 

  • Liệu pháp hành vi biện chứng: Tập trung vào việc chấp nhận sự lo lắng thay vì cố gắng thay đổi suy nghĩ. Liệu pháp này hướng tới 4 kỹ năng mạnh mẽ: chánh niệm, chịu đựng đau khổ, mối quan hệ với mọi người và điều chỉnh cảm xúc. 

  • Liệu pháp tiếp xúc: Liệu pháp tiếp xúc là một phương pháp phổ biến được sử dụng điều trị rối loạn lo âu. Các nhà tâm lý có thể khơi gợi các yếu tố kích hoạt cơn rối loạn, bao gồm tiếp xúc tưởng tượng, tiếp xúc trong cơ thể sống và tiếp xúc với thực tế ảo.

  • Trị liệu cá nhân: Trị liệu cá nhân là một hình thức trị liệu tâm lý thường được sử dụng trong trầm cảm và rối loạn lo âu. Bạn sẽ học cách nhận ra các vấn đề giữa các cá nhân, chẳng hạn xung đột với người thân yêu, tránh né và các vấn đề giao tiếp với người khác. Với sự giúp đỡ của bác sĩ trị liệu, bạn sẽ học được cách lành mạnh để thể hiện cảm xúc và giao tiếp với người khác. 

  • Tự chăm sóc: Khi bạn chăm sóc cơ thể và tâm trí của mình, bạn sẽ đối phó với căng thẳng tốt hơn. Hãy dành thời gian cho việc chăm sóc bản thân, tạo một lịch trình cố định trong tuần và giảm thiểu những công việc bận rộn. Làm những điều bản thân yêu thích, tập thể dục thường xuyên đặc biệt có lợi. Theo nghiên cứu, hoạt động thể chất làm giảm triệu chứng lo âu bằng cách giải phóng endorphin giúp cải thiện lo âu đáng kể. 

Trái ngược với niềm tin phổ biến hoặc những gì bạn thấy trên TV, bạn sẽ không thể khỏi bệnh ngay lập tức sau buổi trị liệu đầu tiên. Trên thực tế, bạn có thể trải qua những cảm xúc hỗn độn điều trị. Khi quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ tâm lý, bạn có thể khám phá sự lo lắng của mình, nhận ra, đối diện với nó và xác định đâu là nguyên nhân gây ra cảm xúc tiêu cực. 

Gặp gỡ chuyên gia khác nhau sẽ giúp bạn tìm được người phù hợp nhất để đồng hành chữa lành cho bạn. 

Cách phòng ngừa rối loạn lo âu trong cuộc sống hiện đại

Làm thế nào để phòng ngừa rối loạn lo âu trong một thế giới hiện đại, nơi căng thẳng là người bạn đồng hành luôn hiện hữu? Chúng ta hoàn toàn có thể quản lý, giảm bớt các triệu chứng lo âu và phòng ngừa chúng ít xảy ra hơn.

Chế độ ăn uống cân bằng

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh là một bước hữu ích trong việc ngăn ngừa lo lắng vì các loại thực phẩm có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Một số ví dụ về thực phẩm lành mạnh giúp giảm lo lắng bao gồm ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ như bột yến mạch, bánh mì nguyên hạt, cũng như cần bổ sung thêm rau, trái cây. Các thực phẩm cần tránh là đồ uống chứa đường, có ga, thịt chế biến sẵn.

Dành thời gian cho bản thân

Nếu bạn đang tìm kiếm cách để tránh lo lắng, bạn có thể không cần phải tìm đâu xa để tìm thấy nó. Dành thời gian cho bản thân có nghĩa là dành khoảng thời gian nhất định mỗi ngày để ở một mình. Đi dạo buổi tối sau bữa ăn, đọc cuốn sách yên tĩnh hoặc đơn giản chỉ cần có một khoảnh khắc yên tĩnh sẽ giúp bồi đắp cho thế giới tinh thần của bạn.

Viết nhật ký

Nhật ký là không gian riêng tư, nơi bạn có thể tự do viết, giải tỏa mọi thứ trong đầu vào đó. Bằng cách này, bạn có thể hiểu cảm xúc của mình rõ ràng hơn, theo dõi chúng và cải thiện thói quen, hành vi khi cần.

Luôn luôn có giải pháp để điều trị, kiểm soát bệnh rối loạn lo âu. Bạn hoàn toàn có thể sống bình thường trở lại cả về thể chất lẫn tinh thần.


Đặt mua an thần vương
Đặt mua an thần vương
Giá: 180.000 VNĐ/hộp
* Đơn hàng từ 2 hộp, miễn phí tiền vận chuyển
* Đơn hàng trên 5 hộp, giá còn 170.000 VNĐ/hộp
Tổng giá: 360.000 VNĐ
(Miễn phí vận chuyển)