Các thuốc trị rối loạn lo âu và những điều đặc biệt lưu ý

Người đăng: Nguyễn Nga - Lượt xem: 8913

Thuốc trị rối loạn lo âu thường được kê đơn cùng với các liệu pháp tâm lý để giải quyết các triệu chứng căng thẳng, lo âu quá mức. Thuốc thường được kê sử dụng trong thời gian ngắn hoặc khi cần thiết. Mỗi loại rối loạn lo âu khác nhau sẽ có chế độ dùng thuốc khác nhau. Việc tuân thủ sử dụng đúng cách cũng giúp giảm tối đa các tác dụng không mong muốn.

Rối loạn lo âu là bệnh gì?

Rối loạn lo âu là một tình trạng sức khỏe tâm thần với triệu chứng điển hình là lo lắng, sợ hãi quá mức. Bình thường lo lắng xuất hiện nếu gặp vấn đề khó khăn và biến mất khi mọi thứ được giải quyết. Lo lắng trong rối loạn lo âu thường không rõ nguyên nhân và mức độ căng thẳng kéo dài suốt nhiều ngày, ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần của người bệnh. 

Các triệu chứng bệnh rối loạn lo âu thường gặp:

  • Tay lạnh, đổ mồ hôi, tim đập nhanh.

  • Tê bàn chân, căng cơ.

  • Buồn nôn.

  • Khó thở.

  • Hay gặp ác mộng, luôn bất an, sợ hãi, hoang mang.

  • Khó ngủ, mất ngủ.

  • Dễ bị mất bình tĩnh.

  • Không kiểm soát được suy nghĩ ám ảnh.

Thực tế vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu là gì. Điều này do bệnh có thể tác động từ nhiều yếu tố: Trải nghiệm đau buồn, yếu tố di truyền, bệnh lý, tác dụng phụ của một số thuốc, hậu quả của sử dụng chất gây nghiện.

Xem thêm: Tổng quan bệnh rối loạn lo âu: Nhận biết triệu chứng, cách điều trị rối loạn lo âu tại nhà

Bị rối loạn lo âu thuốc uống thuốc gì? Tác dụng phụ của thuốc rối loạn lo âu

Sự thật là sử dụng thuốc không thể chữa khỏi hoàn toàn được chứng rối loạn lo âu. Nhưng dùng thuốc sẽ giúp giảm thiểu triệu chứng bệnh và giúp người bệnh cảm thấy tốt hơn. 

Nhiều loại thuốc khác nhau được sử dụng để điều trị chứng rối loạn lo âu, bao gồm các loại thuốc chống lo âu truyền thống như benzodiazepin (thường được kê đơn để sử dụng trong thời gian ngắn) và các lựa chọn mới hơn như thuốc chống trầm cảm SSRI (thường được khuyên dùng như một giải pháp điều trị lo âu dài hạn). Một số loại thuốc dùng điều trị rối loạn lo âu gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm.

  • Thuốc benzodiazepin.

  • Các loại thuốc khác: Buspirone, hydroxyzine, thuốc chẹn beta.

Thuốc chống trầm cảm

Hai loại thuốc chống trầm cảm được sử dụng phổ biến nhất để điều trị rối loạn lo âu là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) và thuốc ức chế tái hấp thu serotonin - norepinephrine (SNRI). 

  • Các thuốc SSRI gồm: Fluoxetine, citalopram, sertraline, paroxetine, escitalopram…

  • Các thuốc SNRI gồm: Venlafaxine, duloxetine…

Các thuốc chống trầm cảm khác có thể được kê cho chứng rối loạn lo âu gồm: Wellbutrin, aplenzin, buproban, thuốc chống trầm cảm ba vòng như amitid, elavil, aventyl, pamelor.

Các tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc chống trầm cảm gồm:

  • Mệt mỏi, buồn ngủ. 

  • Nhức đầu.

  • Buồn nôn.

  • Khô miệng.

  • Tăng tiết mồ hôi.

  • Bệnh tiêu chảy.

  • Rối loạn chức năng tình dục.

Thuốc chống trầm cảm có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn thay vì tốt lên, tăng nguy cơ tự tử, thù địch và thậm chí là hành vi giết người. Do đó bác sĩ, người nhà bệnh nhân cần theo dõi chặt chẽ quá trình sử dụng thuốc và thay đổi liều dùng tùy vào diễn biến bệnh.

Thuốc benzodiazepin

Benzodiazepin được gọi là thuốc an thần, sử dụng phổ biến nhất để điều trị rối loạn lo âu. Các thuốc benzodiazepin giúp giảm lo lắng bằng cách tăng cường hoạt động dẫn truyền thần kinh trong não, tạo ra tác dụng an thần. Chúng hoạt động nhanh chóng và có thể làm giảm lo lắng trong vài giờ. 

Một số thuốc benzodiazepin như alprazolam, clorazepam, lorazepam, diazepam.

Mặc dù benzodiazepin có thể giúp người bệnh thư giãn cả về thể chất, tinh thần, nhưng nó cũng gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Buồn ngủ.

  • Chóng mặt.

  • Nói lắp.

  • Khó tập trung.

  • Hoang mang.

  • Trí nhớ kém.

  • Đau dạ dày.

  • Đau đầu.

  • Mờ mắt.

Hơn nữa, benzodiazepin có thể làm trầm trọng thêm vấn đề trầm cảm, gây cảm xúc chai lì, mất cảm xúc hoặc tăng ý nghĩ về tự tử.

Khi dùng thường xuyên, nguy cơ phụ thuộc thuốc khá cao với liều lượng ngày càng lớn để giảm lo lắng như trước đây. Điều này diễn ra nhanh, thường trong vòng vài tháng, đôi khi chỉ vài tuần. Nếu đột ngột dừng thuốc, bạn có thể gặp các triệu chứng cai thuốc nghiêm trọng như tăng lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, lú lẫn, trầm cảm, hoảng loạn, tim đập nhanh, đổ mồ hôi. Giảm dần liều sử dụng sẽ ngăn chặn nguy cơ gặp phản ứng cai thuốc.

Những loại thuốc khác

Tùy vào triệu chứng đi kèm mà bác sĩ sẽ kê thêm thuốc nếu cần thiết. Trường hợp nhịp tim, huyết áp tăng cao sẽ có thể dùng thuốc chẹn beta. Một loại thuốc khác cũng sử dụng là thuốc kháng histamin, thường dùng trong phản ứng dị ứng, cũng có tác dụng giảm hoạt động não. 

Lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc trị rối loạn lo âu

Trước khi cân nhắc sử dụng thuốc điều trị rối loạn lo âu, bạn nên trao đổi với bác sĩ về tác dụng phụ, ưu nhược điểm của từng loại thuốc. Một số câu hỏi bạn có thể tự hỏi bản thân và chuyên gia:

  • Thuốc có phải là lựa chọn tốt nhất cho vấn đề rối loạn lo âu của tôi không?

  • Tôi có sẵn sàng chịu đựng những tác dụng phụ khó chịu để đổi lấy tâm trạng thoải mái, bớt lo lắng hơn không?

  • Có phương pháp điều trị lo âu không dùng thuốc không?

  • Tôi có sẵn sàng theo đuổi các phương pháp điều trị đó không?

  • Nếu quyết định dùng thuốc lo âu, tôi có cần áp dụng thêm phương pháp khác?

Bác sĩ, chuyên gia tâm lý sẽ đưa cho bạn lời khuyên tốt nhất. Bạn không được tự ý sử dụng và ngừng thuốc đột ngột khi chưa được bác sĩ chẩn đoán, kê đơn.

Khi nào ngưng thuốc rối loạn lo âu? Có chữa dứt điểm rối loạn lo âu được không?

Sau 2 tháng điều trị, nếu thuốc không có tác dụng hoặc gây tác dụng phụ khó chịu, bác sĩ có thể kê đơn thuốc thay thế. Thông thường sẽ giảm liều dần dần trong vài tuần để loại trừ nguy cơ bị ảnh hưởng do cai thuốc. Bạn không được tự ý ngưng thuốc khi không được đồng ý của bác sĩ. 

Rối loạn lo âu hoàn toàn có thể tái phát lại vì lo lắng là một phần của cuộc sống. Hơn nữa, nguyên nhân có thể do yếu tố di truyền, điều mà chúng ta không thể thay đổi được. Ngoài ra, các vấn đề cuộc sống như chuyện gia đình, công việc, mắc các bệnh lý hay các vấn đề sức khỏe tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực… cũng ảnh hưởng tới khả năng chữa khỏi hoàn toàn rối loạn lo âu. 

Thuốc không phải lựa chọn duy nhất để giảm bớt lo âu

Thuốc điều trị rối loạn lo âu trầm cảm sẽ không giải quyết được vấn đề của bạn nếu tình trạng lo lắng xuất hiện từ mối quan hệ không lành mạnh, các vấn đề trong cuộc sống. Đó là lúc cần đến trị liệu tâm lý và thay đổi lối sống. Chính phương pháp không dùng thuốc này có thể tạo ra những thay đổi và giảm đau lâu dài:

  • Tập thể dục: Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục thường xuyên có thể làm dịu các triệu chứng lo âu như dùng thuốc.

  • Trị liệu tâm lý: Tác động vào nhận thức có thể dạy bạn cách kiểm soát mức độ lo lắng, ngừng suy nghĩ lo ngại và chinh phục nỗi sợ hãi của mình.

  • Yoga và thái cực quyền: Can thiệp giữa tâm trí và cơ thể, giúp tăng cường nuôi dưỡng cảm xúc, tâm lý và tinh thần.

  • Chánh niệm và thiền định: Chánh niệm là trạng thái tâm lý mà bạn học cách quan sát những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của mình trong hiện tại, dưới con mắt từ bi và không phán xét. Điều này thường mang lại cảm giác bình yên, thư thái. 

Sử dụng An Thần Vương cũng là một biện pháp không sử dụng thuốc Tây, giúp hỗ trợ phòng ngừa rối loạn lo âu quay trở lại và giúp bạn có cuộc sống dễ chịu hơn. An Thần Vương có thành phần chính là bình vôi, kết hợp lá vông nem, lạc tiên, tâm sen, xuyên khung, bạch quả, sinh địa, xích thước giúp cải thiện mất ngủ, đau đầu, nuôi dưỡng thần kinh và tăng cường trí lực. 


Đặt mua an thần vương
Đặt mua an thần vương
Giá: 180.000 VNĐ/hộp
* Đơn hàng từ 2 hộp, miễn phí tiền vận chuyển
* Đơn hàng trên 5 hộp, giá còn 170.000 VNĐ/hộp
Tổng giá: 360.000 VNĐ
(Miễn phí vận chuyển)