Tổng quan bệnh suy nhược thần kinh: Triệu chứng, phác đồ điều trị

Người đăng: Nguyễn Nga - Lượt xem: 7313

Bệnh suy nhược thần kinh xuất hiện và dần nhấn chìm cuộc sống của người bệnh, mất khả năng làm việc, học tập cũng như trải qua những ngày lo âu, căng thẳng tột độ. Hiểu đúng về nó sẽ cho hướng điều trị chính xác và giúp vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Bệnh suy nhược thần kinh là gì?

Suy nhược thần kinh là một khủng hoảng sức khỏe tâm thần, mô tả giai đoạn tinh thần căng thẳng tột độ hoặc hồi hộp liên tục, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. 

Suy nhược thần kinh không phải là một thuật ngữ y tế hay chẩn đoán sức khỏe tinh thần, vì nó không mô tả một tình trạng cụ thể. Nó thường sử dụng trong đàm thoại để mô tả ai đó đang đối diện với giai đoạn đau khổ về mặt tinh thần quá mức. Thuật ngữ này thường được sử dụng để chỉ một tập hợp các cảm xúc mãnh liệt mà một người trải qua trong nhiều loại bệnh tâm thần, bao gồm trầm cảm, rối loạn lo âu.

Xem thêm: Tổng quan bệnh rối loạn lo âu: Nhận biết triệu chứng, cách điều trị rối loạn lo âu tại nhà

Triệu chứng của suy nhược thần kinh 

Có nhiều dấu hiệu khác nhau cho thấy một người có thể đang bị suy nhược thần kinh. Các dấu hiệu liên quan đến trạng thái tinh thần, cảm giác, những thay đổi trong tính cách. 

Những người đang bị suy nhược thần kinh có thể tránh các hoạt động xã hội, xin nghỉ ốm và tự cô lập ở nhà. Họ có thể không ăn, ngủ đúng cách, không chăm sóc vệ sinh cá nhân của mình. 

Một số triệu chứng của suy nhược thần kinh có thể dễ nhận biết như:

  • Cảm thấy cô đơn và tách biệt khỏi những người khác. 

  • Cảm giác tội lỗi hoặc buồn bã tột độ mà không có nguyên nhân rõ ràng.

  • Có ảo giác, hoang tưởng: Không thể phân biệt được đâu là thực, đâu là tưởng tượng.

  • Không thể tập trung vào công việc, học tập hoặc các hoạt động hàng ngày.

  • Tâm trạng thất thường, cảm xúc bột phát, tức giận tột đỉnh.

  • Rối loạn giấc ngủ: Ngủ quá nhiều hoặc thiếu ngủ, mất ngủ.

  • Cực kỳ mệt mỏi: Các hoạt động trước đây được xử lý dễ dàng thì nay trở nên khó khăn hơn. Những điều từng mang lại cho bạn niềm vui, giờ đây không còn chút hấp dẫn do bạn quá mệt mỏi, suy nhược, căng thẳng.

  • Thay đổi khẩu vị ăn uống: Khi một người đang trong giai đoạn suy sụp tinh thần, có thể dẫn đến việc bỏ bữa hoặc ăn quá nhiều.

  • Nỗi đau thể xác: Nhức đầu và đau dạ dày là những dấu hiệu phổ biến của suy nhược thần.

  • Khó thở, thở gấp: Triệu chứng kinh điển của suy nhược thần kinh.

  • Tim đập nhanh: Tức ngực, cảm giác như có gì mắc nghẹn trong cổ họng, tim đập thình thình. Điều này có thể khiến bạn khó thở.

  • Đổ mồ hôi: Tay đổ mồ hôi, cảm giác nóng hoặc lạnh. 

Điều gì gây ra suy nhược thần kinh?

Suy nhược thần kinh có thể được kích hoạt bởi một sự kiện cụ thể khiến ai đó căng thẳng tột độ. Các tình trạng sức khỏe tâm thần tiềm ẩn bao gồm trầm cảm, lo lắng hoặc rối loạn lo âu sau sang chấn. Yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống có thể làm tăng thêm nghiêm trọng và là nguyên nhân dẫn đến suy nhược thần kinh:

  • Áp lực học tập, công việc.

  • Sự ra đi của một thành viên gia đình hoặc bạn bè thân thiết.

  • Những trải nghiệm đau thương trong quá khứ.

  • Khó khăn về tài chính.

  • Ly hôn.

  • Lạm dụng ma túy, chất kích thích.

  • Rối loạn lo âu dẫn đến suy nhược thần kinh: Chứng rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, bệnh tâm thần hoảng loạn.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị suy nhược thần kinh gồm:

  • Tiền sử gia đình mắc chứng rối loạn lo âu.

  • Không ngủ đủ giấc, căng thẳng liên tục.

  • Tiền sử cá nhân bị rối loạn lo âu.

  • Mối quan tâm tài chính nghiêm trọng, chẳng hạn như phá sản, mất tài sản. 

Bác sĩ chẩn đoán suy nhược thần kinh như thế nào?

Thực tế, không có phương pháp chẩn đoán chính xác bệnh suy nhược thần kinh theo kỹ thuật vật lý, phân tích hóa học. Thông qua hỏi đáp, bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học sẽ đánh giá mức độ suy nhược:

  • Hỏi về tiền sử bệnh của bạn và gia đình.

  • Xem lại các thuốc, vitamin, chất bổ sung hiện tại bạn đang sử dụng.

  • Hỏi về thói quen sử dụng rượu, chất kích thích.

  • Thực hiện kiểm tra thể chất yêu cầu xét nghiệm nếu cần để xác định xem có vấn đề sức khỏe nào khác gây ra hoặc triệu chứng khiến tình trạng suy nhược thần kinh trở nên nặng hơn.

  • Nói chuyện về các triệu chứng và những gì đang xảy ra trong cuộc sống của bạn. 

Cách điều trị bệnh suy nhược thần kinh đầy đủ nhất

Có nhiều cách điều trị suy nhược thần kinh bao gồm dùng thuốc và không dùng thuốc. Các chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể thảo luận và lựa chọn cách điều trị phù hợp với tình trạng của bạn. 

Phương pháp điều trị suy nhược thần kinh có thể giải quyết bất kỳ tình trạng sức khỏe tâm thần tiềm ẩn nào, chẳng hạn như rối loạn lo âu. 

Thuốc chữa suy nhược thần kinh tốt nhất hiện nay

Một số loại thuốc chữa suy nhược thần kinh phổ biến, bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm: Các thuốc này hoạt động bằng cách cải thiện sự cân bằng hóa chất trong não. Một số loại thuốc điển hình như fluoxetine, escitalopram, paroxetine, sertraline. 

  • Benzodiazepin: Thuốc này có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng lo lắng, hoảng loạn. Bác sĩ sẽ chỉ kê benzodiazepin trong một thời gian ngắn vì chúng có thể gây hội chứng cai thuốc và một loạt các tác dụng phụ như nhức đầu, mất ngủ, đau dạ dày.

  • Thuốc chẹn beta: Thuốc chẹn beta có thể ức chế phản ứng thể chất liên quan tới lo âu, tim đập nhanh, run rẩy.

Bệnh nhân không tự ý sử dụng thuốc để tránh những rủi ro cũng như tác dụng không mong muốn. Những loại thuốc này đều cần chỉ định của bác sĩ mới được dùng. 

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng An Thần Vương - Một sản phẩm có tác dụng nuôi dưỡng tâm thần kinh, an thần, ngủ khỏe, được nhiều cô chú, anh chị sử dụng và cho phản hồi tốt. An Thần Vương được bào chế hoàn toàn từ dược liệu, nhưng có tác dụng gấp 3 lần so với dược liệu thô nhờ tỉ lệ hoạt chất cao hơn hẳn. Sự khác biệt này cùng với ưu điểm an toàn, không tác dụng phụ đã đem lại công dụng vượt trội so với các dược liệu khác trên thị trường. 


Trị liệu tâm lý

Liệu pháp nói chuyện ngắn hạn có thể hữu ích cho bệnh nhân suy nhược thần kinh. Trị liệu cá nhân có thể tập trung vào việc học các kỹ thuật thư giãn, phát triển kế hoạch trở lại các thói quen lành mạnh hàng ngày, cải thiện kỹ năng đối phó và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. 

Liệu pháp hành vi và nhận thức CBT là sự kết hợp giữa lý thuyết nhận thức và hành vi, hiệu quả khi áp dụng cho suy nghĩ tiêu cực, làm sáng tỏ tận gốc rễ của chúng và thay đổi. 

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống đơn giản có thể giúp đối phó với căng thẳng và lo lắng. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tạo thói quen ngủ và tập thể dục đều đặn sẽ giúp bạn cải thiện suy nhược thần kinh, không còn cảm thấy chán nản, mệt mỏi:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế uống cà phê, tốt nhất nên tránh sử dụng ma túy, rượu. Một số người dùng chúng vì nghĩ có thể giúp bản thân đỡ lo lắng, bất an nhưng thực chất lại làm cho các vấn đề sức khỏe tâm thần trở nên tồi tệ hơn và dẫn tới nghiện ngập.

  • Tập thể dục: Vận động giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn hơn, có thời gian thả lỏng đầu óc. Tập thể dục cũng giúp cải thiện giấc ngủ, điều cần thiết để cung cấp cho bạn năng lượng để đối phó với các hoạt động hàng ngày. 

  • Tạo thói quen ngủ khỏe mạnh: Thiết lập giờ đi ngủ và giờ thức dậy cố định, nên ngủ khoảng 8 tiếng một ngày. Không chơi điện thoại, xem TV trước khi ngủ vì nó sẽ làm gián đoạn giấc ngủ. Đừng nằm trên giường nếu bạn đang tỉnh táo. Đặc biệt không lạm dụng thuốc ngủ vì có thể gây nghiện và không giúp ích về lâu dài. 

  • Học cách thư giãn: Thiền, yoga với các bài tập thở có thể giúp giảm căng thẳng, tăng cảm giác bình an.

Suy nhược thần kinh có thể được ngăn chặn không?

Tất cả các biện pháp thay đổi lối sống được liệt kê trong phần điều trị có thể giúp ngăn chặn bệnh suy nhược thần kinh cũng như giúp phục hồi. Ngoài ra, học cách tăng cường khả năng phục hồi của bản thân bằng cách:

  • Biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, tăng cường điểm mạnh để tự tin hơn vào khả năng của bản thân và những điều tích cực trong cuộc sống.

  • Xây dựng các mối quan hệ lành mạnh.

  • Quan sát bản thân, biết khi nào cần nhờ giúp đỡ.

  • Quản lý mức độ căng thẳng và lo lắng.

Một số mẹo giúp bạn giảm bớt lo âu, kiểm soát cuộc sống của mình:

  • Dành thời gian để thư giãn.

  • Tập thể dục hoặc thiền.

  • Chia thách thức thành các mục tiêu nhỏ và từng bước hoàn thành.

  • Viết nhật ký.

Việc tự nhận biết các dấu hiệu của suy nhược thần kinh rất quan trọng để bạn hành động, tìm kiếm sự giúp đỡ trước khi đạt đến điểm suy sụp.

Phục hồi sau suy nhược thần kinh

Một số bệnh nhân đã hồi phục sau suy nhược thần kinh chia sẻ rằng họ đã thăm khám, buộc bản thân phải giải quyết các vấn đề của mình, nhận sự giúp đỡ và phát triển các kỹ năng hiểu biết và chữa lành. Cần sắp xếp lại cuộc sống và công việc để bớt căng thẳng và bắt đầu trị liệu. 

Những người đã được điều trị và trị liệu sau khi bị bệnh suy nhược thần kinh thường trở nên kiên cường hơn và có khả năng đương đầu với cuộc sống tốt hơn so với trước đây.


Đặt mua an thần vương
Đặt mua an thần vương
Giá: 180.000 VNĐ/hộp
* Đơn hàng từ 2 hộp, miễn phí tiền vận chuyển
* Đơn hàng trên 5 hộp, giá còn 170.000 VNĐ/hộp
Tổng giá: 360.000 VNĐ
(Miễn phí vận chuyển)