Từ xa xưa, cây lá vông đã được người Việt sử dụng như một loại thuốc quý đối với việc cải thiện chứng mất ngủ. Ngày nay, khoa học đã chứng minh những tác dụng tuyệt vời này. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của lá vông và cách sử dụng nó một cách hiệu quả.
1. Cây lá vông - Loại thảo dược trị mất ngủ hiệu quả
Cây lá vông hay còn gọi là Vông nem, Hải đồng bì, Thích đồng bì, Bơ tòng (Tày), Co toóng lang (Thái),...Cây có tên khoa học là Erythrina orientalis (L), thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae.
Vông nem hay cây lá vông là một loại cây phổ biến tại Việt Nam, tác dụng của lá vông đối với giấc ngủ được biết đến và sử dụng từ rất lâu đời
Đặc điểm sinh thái cây lá vông
Là một loại cây thân gỗ, có thể đạt đến chiều cao 10 m, thân và cành có gai nhọn, màu đen, hình nón. Toàn cây phân thành nhiều nhánh với lá mọc so le, viền nguyên, có 3 chét hình tam giác (lá chét ở giữa lớn hơn lá chét hai bên).
Hoa màu đỏ tươi, tràng dài, mọc thành chùm dày ở đầu ngọn. Mặc dù hoa rất nhiều, nhưng cây lá vông lại đậu rất ít quả. Quả cây lá vông có hình dáng tương tự các loại quả họ đậu (có phần thắt giữa quả), mỗi quả chứa từ 4-8 hạt.
Cây lá vông mọc hoang hoặc được trồng ở khắp nơi ở Việt Nam, đặc biệt là vùng rừng ngập mặn và các bờ biển. Ngoài ra loài cây này cũng được tìm thấy ở nhiều nước như Ấn Độ, Lào, Srilanka, Campuchia, Indonesia, Thái Lan,... Chúng được trồng phổ biến, tạo thành các hàng rào hoặc để làm cảnh, lấy lá ăn.
Dược liệu Vông nem (lá vông)
Tất cả các bộ phận của cây lá vông đều có chứa dược chất có lợi, đặc biệt là phần lá và vỏ thân, có chứa hàm lượng cao alkaloid có tác dụng an thần gây ngủ. Do đó, phần lá và vỏ thân thường được thu hái để chế biến thành dược liệu.
Mùa thu hái dược liệu Vông nem thường rơi vào khoảng tháng 4 đến tháng 5 hàng năm, vào những ngày thời tiết khô ráo. Khi đó, người ta sẽ lựa chọn những lá bánh tẻ, không bị sâu, bỏ phần cuống lá và bắt đầu công đoạn sơ chế tiếp theo.
Tùy từng bài thuốc, lá vông có thể được dùng dạng tươi hoặc khô. Nếu dùng khô, phần lá sẽ được phơi nhanh dưới ánh nắng và hong khô từ từ trong bóng râm. Sau khi sơ chế, dược liệu được bảo quản ở nơi kín gió, khô ráo, tránh ánh nắng mạnh.
Thành phần hóa học trong dược liệu Vông nem (lá vông)
Thành phần chính có mặt trong dược liệu Vông nem là alkaloid. Cụ thể, hàm lượng alcaloid trong vỏ thân là 0,06 – 0,09%, còn trong lá là 0,1 – 0,16%.
Trong sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS Đỗ Tất Lợi (trang 804,805) cũng có viết, lá và thân Vông nem đều chứa alkaloid erythrin có tác dụng ức chế hoạt động thần kinh trung ương, tuy nhiên không ảnh hưởng đến sự co bóp cơ trơn.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn tìm thấy trong lá Vông một saponin có tên là Migarin, có khả năng gây giãn đồng tử.
2. Tác dụng của lá vông đối với giấc ngủ
Dược liệu Lá vông (Vông nem) là một loại thảo dược chữa mất ngủ được sử dụng rộng rãi trong Đông y. Ngày nay, các nghiên cứu khoa học hiện đại càng khẳng định tác dụng của lá vông và ứng dụng nó vào nhiều sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ.
Những tác dụng tuyệt vời của lá vông đối với giấc ngủ được Đông và Tây y chứng minh.
Tác dụng của lá vông đối với giấc ngủ theo Y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền lá vông vị nhạt, hơi đắng chát, tính bình, quy vào kinh vị và đại tràng. Vỏ thân có vị đắng, tính bình, quy kinh kinh can thận.
Dược liệu lá vông có công dụng ức chế thần kinh, an thần, giảm căng thẳng, lo âu, phiền muộn, giúp cải thiện giấc ngủ, ngủ sâu ngon giấc. Ngoài ra tác dụng của lá vông còn giúp giảm các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.
Tác dụng của lá Vông đối với giấc ngủ theo Y học hiện đại
Ngày này, nhiều nghiên cứu hiện đại đã chứng minh lá vông có các tác dụng tuyệt vời đối với giấc ngủ.
Tác dụng của lá vông: Chống oxy hóa
Chiết xuất cao Vông nem có tác dụng chống oxy hóa, tiêu diệt các gốc tự do - tác nhân gây tổn thương não bộ, giúp bảo vệ hệ thống thần kinh và não bộ. Từ đó, làm tăng chức năng não bộ, đặc biệt là chức năng điều chỉnh giấc ngủ, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Tác dụng của lá vông: Giảm đau, chống viêm
Các hoạt chất alkaloid trong lá cây vông nem có tác dụng giảm đau chống viêm hiệu quả. Công dụng này của lá vông giúp giảm nhẹ các cơn đau do bệnh lý mãn tính như viêm xương, khớp, gout,... gây ra. Các cơn đau được giảm nhẹ giúp người bệnh dễ chịu, thoải mái và dễ ngủ, ngủ cũng sâu giấc hơn.
Tác dụng của lá vông: Cải thiện tình trạng mất ngủ
Trong lá và thân cây Vông nem đều chứa hoạt chất erythrin, một alkaloid có tác dụng ức chế hoạt động thần kinh mạnh, làm giảm lo âu, căng thẳng. Từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp dễ ngủ, ngủ ngon sâu giấc hơn.
Ngoài những tác dụng trên, lá vông còn phòng ngừa sâu răng và chống loãng xương hiệu quả.
3. Làm sao để sử dụng lá vông chữa mất ngủ?
Lá vông là một thảo dược trị mất ngủ phổ biến, tác dụng này của lá vông cũng được công nhận bởi Đông và Tây y. Nhưng làm sao để sử dụng lá vông chữa mất ngủ một cách hiệu quả nhất? Bạn hãy tham khảo 5 cách đơn giản dưới đây.
Cách 1: Uống trà lá vông chữa mất ngủ
Uống trà lá vông là một cách chữa mất ngủ đơn giản nhất. Bạn chỉ cần sử dụng 8-16g lá vông khô, đem sắc trong 200ml nước, cho đến khi còn 50ml, sử dụng khi còn ấm.
Cách 2: Kết hợp lá vông cùng các dược liệu khác, giúp tăng cường tác dụng chữa mất ngủ
Để tăng cường tác dụng chữa mất ngủ, ngủ không sâu giấc, khó ngủ, lá vông thường được kết hợp với nhiều loại thảo dược trị mất ngủ khác như lạc tiên, bình vôi, tâm sen,...
Một bài thuốc kết hợp dược liệu được sử dụng phổ biến là 16g lá vông, 5g tâm sen, 10g táo nhân và 2-3 bông hoa nhài tươi. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần làm theo 3 bước:
Táo nhân và Tâm sen khô đem sao vàng trên lửa nhỏ. Còn phần lá vông khô, đem vò nát.
Cho tất cả vào nồi, đổ khoảng 1 lít nước, đun trong khoảng 10-15 phút.
Sau đó cho 2-3 bông hoa nhài tươi, để vài phút và sử dụng nhiều lần trong ngày.
Kết hợp dược liệu lá vông với các loại thảo dược trị mất ngủ khác giúp tăng cường tác dụng an thần, gây ngủ
Tham khảo bài viết 8 loại dược liệu tốt cho giấc ngủ mà bạn nên sử dụng
Cách 3: Sử dụng cao lá vông chữa mất ngủ
Ngoài cách sử dụng như một loại trà, lá vông nem còn có thể chế biến thành dạng cao dược liệu. Để chế biến bạn cần chuẩn bị: 150g lá lạc tiên, 130g lá vông, 2.2g tâm sen (sao vàng) và 90g đường phèn.
Đem nấu tất cả thành phần trên bếp lửa nhỏ, cho đến khi thành cao lỏng vừa đủ 100ml. Cho thành phẩm vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp và bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng mạnh. Mỗi ngày chỉ cần sử dụng 2-4 thìa cafe trước khi ngủ, bạn sẽ có một giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Cách 4: Ngâm rượu lá vông chữa mất ngủ
Với cách này, bạn sử dụng lá vông tươi, sơ chế sạch sẽ và phơi khô dưới bóng râm. Sau khi lá khô, đem thái nhỏ và ngâm với 1 lít rượu trắng (rượu 30-40 độ) trong 15-20 ngày là có thể sử dụng được.
Ngâm rượu lá vông chữa mất ngủ là một cách làm được nhiều nam giới ưa chuộng. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn cần lưu ý, mỗi ngày chỉ uống từ 10-20ml vào buổi tối trước khi đi ngủ, giúp dễ ngủ và ngủ ngon.
Cách 5: Sử dụng lá vông như một loại rau ăn hằng ngày
Lá vông nem là một loại rau quen thuộc đối với bữa cơm gia đình ở nông thôn Việt Nam. Việc ăn lá vông nem hằng ngày giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
Có thể chế biến lá vông thành nhiều món ăn khác nhau, cụ thể:
Rau ăn sống: Với hương vị chát hơi đắng, phần lá vông bánh tẻ được dùng như một loại rau sống ăn kèm, đặc biệt là trong các món hải sản như cá, giúp khử mùi tanh hiệu quả.
Luộc hoặc nấu canh: Phần lá non của cây Vông nem có thể đem luộc hoặc nấu canh cùng hoa thiên lý và cá diếc, ăn nóng vào buổi chiều. Sử dụng liên tục trong 5 ngày để thấy được hiệu quả.
Những lưu ý khi sử dụng thảo dược trị mất ngủ - Lá vông
Nên sử dụng vừa phải, không nên dùng quá 10-15 lá vông một ngày
Sử dụng quá liều lá vông có thể dẫn đến tình trạng nhức mỏi cơ, sụp mi.
Trẻ em, người bị cao huyết áp, xương khớp không dùng lá vông chữa mất ngủ.
Hiệu quả chữa mất ngủ thường chậm, vì vậy cần kiên trì sử dụng liên tục.
Viên uống An Thần Vương - Chứa lượng cao dược liệu lá vông lớn, mang lại giấc ngủ hoàn toàn tự nhiên.
Năm cách sử dụng trên khá đơn giản tuy nhiên về mặt hiệu quả và độ tiện dụng thì chưa thật sự tối ưu. Do đó, Dược Minh Phúc đã nghiên cứu và cho ra mắt viên uống thảo dược An Thần Vương với thành phần chính là cao Vông nem, mang lại giấc ngủ hoàn toàn tự nhiên.
Viên uống An Thần Vương là sản phẩm ứng dụng những công dụng của lá vông đối với giấc ngủ
Một viên nén An Thần Vương chứa hàm lượng cao dược liệu tương đương với 1 thang lá Vông nem và củ Bình vôi. Dùng hàng ngày giúp dễ ngủ, ngủ ngon, sâu giấc và hoàn toàn tự nhiên, không gây mệt mỏi khi thức dậy.
Ngoài ra, trong bảng thành phần còn chứa 6 loại thảo dược trị mất ngủ khác, giúp tăng cường tác dụng an thần, dưỡng tâm và nuôi dưỡng bảo vệ não bộ.
Lạc tiên và Tâm sen: Giúp dưỡng tâm, an thần, bảo vệ tế bào thần kinh.
Xuyên khung, Xích thược, Bạch quả và Sinh địa: Giúp bổ huyết, dưỡng huyết, tăng cường lượng máu giàu dưỡng chất đến nuôi dưỡng hệ thống não bộ.
An Thần Vương được sản xuất trên quy trình hiện đại đạt chuẩn GMP, giúp chiết tách đối đa dược chất có hoạt tính và đưa vào dạng bào chế viên nén nhỏ gọn, tiện dụng. Điều này giúp tăng tác dụng và giảm độc tính của các loại dược liệu so với khi sử dụng dạng thô.
Độ an toàn của An Thần Vương cũng được chứng minh thông qua các nghiên cứu khoa học và bằng chính trải nghiệm của người bệnh:
Chú Lợi cô Thủy lấy lại giấc ngủ tự nhiên mà không cần dùng thuốc Tây y
Cô Tú chia sẻ trải nghiệm khi sử dụng viên uống An Thần Vương
Tác dụng của lá vông đối với giấc ngủ được biết đến từ rất lâu. Hiện nay, những công dụng này càng được khẳng định thông qua nghiên cứu khoa học. Viên uống An Thần Vương là một sản phẩm từ cao lá vông, mang lại giấc ngủ hoàn toàn tự nhiên, giúp dễ ngủ, ngủ ngon sâu giấc và không gây mệt mỏi khi tỉnh giấc.
Tài liệu tham khảo
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - GS.TS Đỗ Tất Lợi, Sen trang 804,805.