Mất ngủ thường xuyên gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như khiến người bệnh hoang mang lo lắng. Vậy bị mất ngủ thường xuyên là dấu hiệu của bệnh gì? Thiếu ngủ liên tục có nguy hiểm hay không? là những thắc mắc mà người bệnh thường đặt ra. Để giải đáp những thắc mắc này mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.
1. Tại sao bạn lại bị mất ngủ thường xuyên?
Bị mất ngủ thường xuyên là tình trạng khó đi vào giấc ngủ hoặc duy trì giấc ngủ ngon trong thời gian dài. Tình trạng này diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian dài khiến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng. Theo thống kê trong một năm có khoảng 30-45% người lớn bị mất ngủ thường xuyên.
Các triệu chứng thường thấy của chứng bệnh mất ngủ là:
Khó chìm vào giấc ngủ.
Dễ dàng thức giấc trong đêm hoặc thức dậy sớm hơn bình thường mà không thể ngủ lại.
Giấc ngủ chập chờn, không sâu, thường xuyên mơ hoặc gặp ác mộng.
Buồn ngủ, thiếu tỉnh táo, uể oải, mệt mỏi ban ngày, giảm khả năng tập trung vào công việc.
Lí do gây ra tình trạng khó ngủ bao gồm:
Mất ngủ do bị stress, căng thẳng:
Những áp lực từ công việc và cuộc sống khiến thần kinh căng thẳng. Khi đó, cơ thể tăng sản xuất và giải phóng các hormon có tác dụng kích hoạt hệ thần kinh. Điều này bắt buộc não phải tiếp tục hoạt động trong trạng thái cạn kiệt năng lượng và dẫn đến tổn thương chức năng não bộ.
Mặt khác, stress còn làm tăng các gốc tự do - tác nhân gây hại cho nhiều hệ cơ quan trong cơ thể, trong đó có não bộ. Khả năng chỉ huy kiểm soát của não bộ bị suy yếu khiến việc điều chỉnh nhịp thức - ngủ bị ảnh hưởng và dẫn đến mất ngủ kéo dài.
Căng thẳng, stress là lý do gây khó ngủ phổ biến
Mất ngủ do lão hóa
Lão hóa là quá trình sinh lý tự nhiên ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có hệ thần kinh - não. Quá trình lão hóa thay đổi nhịp sinh học ngủ - thức, gây ra tình trạng trằn trọc khó ngủ và thức dậy quá sớm. Bên cạnh đó lão hóa còn gây suy giảm hormon liên quan đến giấc ngủ như melatonin,... góp phần khiến tình trạng khó ngủ trở nên trầm trọng hơn.
Mất ngủ do bệnh lý
Bệnh lý mạn tính và những cơn đau liên quan đến bệnh lý cũng là lý do khó ngủ. Những bệnh lý phổ biến gây ra tình trạng mất ngủ thường xuyên bao gồm: Bệnh viêm khớp, bệnh gout, trào ngược dạ dày thực quản,...
Mất ngủ do yếu tố môi trường
Yếu tố thuộc về môi trường như nhiệt độ, ánh sáng và tiếng ồn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ. Tiếng ồn quá lớn đến từ công trường xây dừng, xe cộ đi lại, âm nhạc từ nhà hàng xóm,... hoặc ánh sáng từ môi trường quá lớn khiến việc chìm vào giấc ngủ bị cản trở, gây mất ngủ, khó ngủ.
Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ cũng là lý do khiến bạn khó ngủ hơn do ảnh hưởng từ ánh sáng xanh phát ra từ thiết bị.
Mất ngủ do chế độ ăn
Những thói quen xấu trong việc ăn uống như ăn uống thiếu chất, ăn quá no trước khi ngủ, sử dụng nhiều chất kích thích, cafein,... gây gián đoạn giấc ngủ và là lý do khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
2. Đánh giá các mức độ mất ngủ thường xuyên.
Mất ngủ thường xuyên không chỉ là một triệu chứng mà còn là một rối loạn gồm nhiều bệnh lý chồng chéo. Do đó cần đánh giá mức độ bệnh nhằm xác định nguyên nhân và tác hại của mất ngủ đối với cơ thể.
Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn tâm thần (DSM IV TR) đánh giá, phân loại mất ngủ thường xuyên thành ba loại dựa trên mức độ nghiêm trọng và thời gian mắc bệnh.
Đánh giá mức độ mất ngủ để xác định tác hại của mất ngủ đối với cơ thể và nguyên nhân gây bệnh.
Mất ngủ nhẹ:
Bệnh nhân thường ngủ không đủ giấc vào ban đêm và cảm thấy không được nghỉ ngơi sau khi ngủ trong vài ngày đến vài tuần. Tình trạng này thường có ít hoặc rất ít dấu hiệu suy giảm chức năng xã hội (thất nghiệp, áp lực công việc,...) và thường liên quan đến cảm giác khó chịu, lo lắng nhẹ, bồn chồn, kiệt sức vào ban ngày
Mất ngủ trung bình:
Bệnh nhân liên tục ngủ không đủ giấc vào ban đêm và cảm thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau. Tình trạng này đi kèm với suy giảm nhẹ hoặc trung bình chức năng xã hội và nghề nghiệp. Mất ngủ trung bình liên quan đến cảm giác bồn chồn, lo lắng, khó chịu, mệt mỏi, kiệt sức vào ban ngày.
Mất ngủ trầm trọng:
Bệnh nhân mất ngủ liên tục (trên 3 đêm 1 tuần) và lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, lơ mơ. Tình trạng này liên quan đến sự suy giảm chức năng xã hội trầm trọng và luôn đi kèm với cảm giác bồn chồn, lo lắng, mệt mỏi khó chịu, kiệt sức vào ban ngày.
3. Bị mất ngủ thường xuyên là dấu hiệu của bệnh gì?
Bị mất ngủ thường xuyên là dấu hiệu của 5 bệnh lý dưới đây, cụ thể:
Trào ngược dạ dày - thực quản (GERD):
Theo Tổ chức Giấc ngủ quốc gia (NSF), trào ngược dạ dày - thực quản là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất ngủ thường xuyên ở nhóm tuổi từ 45 - 64. Cũng theo một cuộc thăm do do NSF thực hiện, những người có triệu chứng (GERD) vào ban đêm thường mắc các rối loạn liên quan đến giấc ngủ như:
Mất ngủ
Ngủ ngáy
Hội chứng chân không yên
Chứng ngưng thở khi ngủ
Đặc biệt chứng ngưng thở khi ngủ khiến bạn mất ngủ, giật mình tỉnh giấc thường xuyên và gây mệt mỏi, uể oải cả ngày do ngủ không đủ giấc.
Các triệu chứng khác của trào ngược dạ dày - thực quản như ho, ợ hơi, ợ chua,... thường xảy ra trần trọng hơn khi người bệnh nằm xuống và cố gắng ngủ. Điều này góp phần dẫn đến mất ngủ vì GERD.
Thiểu năng tuần hoàn máu não
Bị mất ngủ thường xuyên là dấu hiệu của bệnh lý liên quan đến thiểu năng tuần hoàn máu não như bệnh tim mạch, huyết áp, u não,... Tuần hoàn não kém dẫn đến lượng máu mang oxy và chất dinh dưỡng đến nuôi não bị suy giảm.
Điều này khiến các chức năng thần kinh - não bộ bị suy giảm, bao gồm cả chức năng điều khiển giấc ngủ. Bên cạnh đó chức năng thần kinh - não suy giảm dẫn đến tình trạng lo âu, khó thư giãn, khiến bạn khó ngủ và dễ thức giấc giữa đêm.
Đau đầu, mệt mỏi là triệu chứng phổ biến của thiếu máu não. Cơn đau đầu này cũng là yếu tố khiến bạn khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.
Bị mất ngủ thường xuyên là dấu hiệu bệnh lý mạch máu tim mạch, huyết áp, thiếu máu,...
Rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu là một rối loạn tâm lý, người bệnh thường xuyên xuất hiện cảm giác bồn chồn, lo lắng không rõ ràng. Cảm giác lo lắng bất an khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ, thậm chí trằn trọc suốt cả đêm. Do đó bị mất ngủ thường xuyên là triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu.
Ngoài ra, tình trạng rối loạn lo âu kéo dài khiến não bộ bị tổn thương bởi các gốc tự do và dẫn đến tình trạng mất ngủ trầm trọng hơn.
Viêm khớp
Viêm khớp là tình trạng xuất hiện các ổ viêm tại các khớp. Cơn đau khớp khiến bệnh nhân khó đi vào giấc ngủ và dễ bị đánh thức do đau đớn.
Ngược lại, mất ngủ cũng khiến viêm khớp nặng hơn, khuyến cáo đưa ra người bệnh bị viêm khớp nên ngủ từ 7-8 giờ một tuần.
Ngoài ra thuốc điều trị viêm khớp như corticoid cũng góp phần làm tăng nguy cơ rối loạn giấc ngủ, sử dụng nhóm thuốc này thời gian dài dẫn đến mất ngủ kinh niên.
Rối loạn thần kinh thực vật:
Hệ thần kinh thực vật bao gồm hai phần thần kinh giao cảm và thần kinh phó giao cảm. Hai hệ thần kinh phối hợp điều khiển hoạt động của cơ quan như cơ quan hô hấp, cơ quan tiêu hóa,... Khi sự phối hợp bị mất cân bằng sẽ dẫn đến chứng bệnh rối loạn thần kinh thực vật, gây ảnh hưởng đến hàng loạt các cơ quan trong cơ thể.
Hội chứng này khiến người bệnh mất ngủ, bồn chồn lo lắng, rối loạn nhịp tim, rối loạn điều nhiệt (lúc nóng lúc lạnh), đau mỏi vai gáy... về lâu dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý người bệnh.
Cường giáp
Tuyến giáp là tuyến có hình con bướm, nằm ở cổ, ngay phía trên xương đòn. Là một thành phần của hệ thống nội tiết, tuyến giáp sản xuất ra các hormon đóng vai trò quan trọng trong các chu trình chuyển hóa của cơ thể và điều hòa hoạt động của nhiều cơ quan khác.
Cường giáp là một bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tăng tiết hormon tuyến giáp (triiodothyronine và thyroxin) dẫn đến tăng chuyển hóa quá mức với các biểu hiện: tim đập nhanh, hồi hộp, bồn chồn, gầy sút cân… và khó ngủ, mất ngủ.
4. 3 tác hại khôn lường của mất ngủ thường xuyên
Bị mất ngủ thường xuyên không chỉ là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý, triệu chứng này còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất giảm sút nặng nề. Dưới đây là 3 tác hại khôn lường do mất ngủ thường xuyên gây ra.
Mất ngủ thường xuyên ảnh hưởng đến não bộ
Bị mất ngủ thường xuyên gây ảnh hưởng trực tiếp đến não và hệ thống thần kinh, tạo thành những tổn thương trực tiếp tại đây.
Mất ngủ thường xuyên ảnh hưởng đến não bộ theo nhiều cơ chế như:
Giảm khả năng hoạt động tại vùng vỏ não trước và vùng hải mã khiến khả năng ghi nhớ, suy nghĩ, giao tiếp bị giảm sút.
Mất ngủ là yếu tố kích thích sản sinh gốc tự do, khi gốc tự do tăng quá mức, chúng bắt đầu tấn công não bộ và gây tổn thương tại đây (mảng bám, huyết khối,...)
Ngoài ra, mất ngủ thường xuyên khiến não tích tụ protein beta amyloid, đây là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ khi về già. [2]
Thiếu ngủ thường xuyên làm tăng nguy cơ đột quỵ
Mất ngủ thường xuyên là dấu hiệu của bệnh lý tim mạch, triệu chứng này còn là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của chứng bệnh. Thiếu ngủ khiến nhịp tim và huyết áp tăng, đồng thời làm suy yếu khả năng chống viêm, từ đó khiến bệnh tim mạch trầm trọng hơn.
Bên cạnh đó, thay đổi chế độ ăn (ăn nhiều hơn) cũng là tác hại của mất ngủ thường xuyên. Điều này có thể khiến người bệnh tăng cân mất kiểm soát và dẫn đến béo phì. Đây đều là những yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Theo một nghiên cứu, những người ngủ dưới 5 tiếng có nguy cơ đột quỵ cao gấp 3 lần người ngủ 7-8 tiếng. Kết quả cũng cho thấy, người có triệu chứng mất ngủ có nguy cơ cao hơn 51% so với người bình thường.
Tăng nguy cơ trầm cảm và tạo thành vòng xoáy bệnh lý mất ngủ - trầm cảm
Tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ diễn ra liên tục làm chức năng não bộ ngày càng suy giảm. Dẫn đến tác hại của mất ngủ là khiến trạng thái lo âu căng thẳng không được giải quyết mà còn trầm trọng hơn trước. Rối loạn tâm lý và suy nhược thần kinh kéo dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Mặt khác bị mất ngủ thường xuyên là dấu hiệu bệnh trầm cảm. Theo một nghiên cứu gần đây, khoảng 60% người trưởng thành có triệu chứng mất ngủ và có dấu hiệu bị trầm cảm nhẹ.
Mất ngủ thường xuyên vừa là triệu chứng bệnh vừa là yếu tố nguy cơ gây bệnh trầm cảm
Mất ngủ và trầm cảm là hai trạng thái bệnh lý chồng chéo, ảnh hưởng lẫn nhau và tạo thành một vòng luẩn quẩn (vòng xoáy bệnh lý). Do đó rất khó để loại bỏ 2 bệnh lý này nếu không có phương pháp điều trị phù hợp.
5. An Thần Vương - Giải pháp hiệu quả và an toàn nhất cho những người bị mất ngủ thường xuyên
Bị mất ngủ thường xuyên vừa là dấu hiệu của bệnh lý, cũng vừa là yếu tố nguy cơ thúc đẩy sự phát triển của nhiều chứng bệnh nguy hiểm. Vì vậy việc cải thiện giấc ngủ vô cùng quan trọng.
An Thần Vương chính là giải pháp hiệu quả và an toàn nhất cho người bị mất ngủ thường xuyên, được nhiều chuyên gia bác sĩ đầu ngành y khuyên dùng.
Mới đây TS.BS Vũ Thị Khánh Vân (Nguyên trưởng khoa A9 - Viện Y học cổ truyền quân đội) đã cho những lời nhận xét công tâm về viên uống An Thần Vương.
Phần chia sẻ của TS.BS Vũ Thị Khánh Vân về viên uống An Thần Vương
Trong phần chia sẻ bác sĩ có phân tích về bảng thành phần gồm 8 loại dược liệu quý đối với giấc ngủ:
Củ Bình vôi: Là một vị thuốc an thần tự nhiên hiệu quả, với hoạt chất rotundin giúp tăng cường chức năng não, tạo tín hiệu giấc ngủ.
Lá Vông nem: Công dụng an thần và nuôi dưỡng tế bào thần kinh não.
Lạc tiên, Tâm sen: Công dụng dưỡng tâm an thần và tăng cường chất dinh dưỡng nuôi dưỡng não bộ.
Xuyên khung, Xích thược: Tăng lưu thông khí huyết, đặc biệt là hệ mạch máu đi qua não.
Bạch quả, Sinh địa: Công dụng dưỡng huyết, bổ huyết, tăng lưu thông khí huyết.
Với bảng thành phần chứa nhiều loại dược liệu quý, An Thần Vương giúp dưỡng tâm an thần, tạo tín hiệu giấc ngủ từ đó mang lại một giấc ngủ ngon tự nhiên. Bên cạnh đó, sản phẩm còn làm tăng lưu thông máu não, giúp nuôi dưỡng và bảo vệ não bộ, nhờ đó phòng ngừa tái phát tình trạng bị mất ngủ thường xuyên.
Ngoài ra, Bác sĩ CKII Trần Quang Đạt cũng đưa ra khẳng định về khả năng ổn định tình trạng mất ngủ, sức khỏe thần kinh được hồi phục chỉ sau 1-3 tháng sử dụng An Thần Vương.
Song song với hiệu quả, An Thần Vương còn được biết đến với độ an toàn vượt trội. Sản phẩm chứa 100% thảo dược tự nhiên cho tác dụng nhanh, mạnh và không gây bất kỳ tác dụng phụ nào, cũng không gây nghiện thuốc (lệ thuộc thuốc).
An Thần Vương giúp người bệnh có giấc ngủ sinh lý kéo dài ít nhất 6 tiếng và một tinh thần sảng khoái, minh mẫn vào sáng hôm sau.
Những ưu điểm nổi bật của An Thần Vương được chính trải nghiệm của hàng ngàn khách hàng chứng minh:
Cô Trần Minh Luận đã cải thiện tình trạng bị mất ngủ thường xuyên nhờ An Thần Vương
Bị mất ngủ thường xuyên là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm và triệu chứng này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Một trong những giải pháp cải thiện mất ngủ thường xuyên an toàn, hiệu quả vượt trội là viên uống An Thần Vương - Giúp giảm lo âu căng thẳng, mang lại giấc ngủ tự nhiên.
Tài liệu tham khảo
[1] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1978319/
[2] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5924922/
[3] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6300163/