NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP XOAY QUANH VẤN ĐỀ MẤT NGỦ

Người đăng: Nguyễn Nga - Lượt xem: 5573

1. Như thế nào được gọi là mất ngủ?

Mất ngủ là tình trạng khó có thể đi vào giấc ngủ hay gặp khó khăn trong giấc ngủ, ngủ không sâu. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tinh thần, hiệu suất công việc và làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Mất ngủ có thể chỉ xuất hiện tạm thời, nhưng có thể kéo dài dai dẳng.

Mất ngủ được chia làm hai thể là: mất ngủ cấp tính và mất ngủ mạn tính

Mất ngủ cấp tính thường liên quan tới lo lắng, căng thẳng – stress. Tình trạng này chỉ kéo dài trong khoảng vài ngày và dưới một tháng

Mất ngủ mạn tính (dai dẳng) xuất hiện liên tục trong thời gian dài. Người bệnh khi gặp phải tình trạng này có thể đang gặp một vấn đế về sức khỏe như bệnh lý thần kinh

2. Dấu hiệu nhận biết chứng mất ngủ là gì?

Một người bình thường sẽ đi vào giấc ngủ sau 15 - 20 phút. Những người mất ngủ sẽ thấy xuất hiện một số dấu hiệu như:

Khó ngủ vào ban đêm

Tỉnh giấc nhiều lần trong khi ngủ

Tỉnh dậy quá sớm

Cảm thấy không được nghỉ ngơi sau khi ngủ một đêm

Mệt mỏi hoặc buồn ngủ ban ngày

Cáu gắt, trầm cảm hoặc lo âu

Khó chú ý, tập trung vào công việc, học tập

Căng thẳng nhức đầu

Lo lắng về giấc ngủ

Nếu chứng mất ngủ làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, công việc, bạn cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa để biết chính xác nguyên nhân và từ đó có hướng điều trị phù hợp.

3. Có những nguyên nhân nào gây ra tình trạng mất ngủ?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ, nhưng chủ yếu do các nguyên nhân chính như sau:

Mất ngủ do bệnh lý tâm thần hoặc thay đổi môi trường như: lo âu, căng thẳng, căng cơ, thay đổi môi trường sống, rối loạn nhịp thức ngủ, rối loạn stress sau sang chấn, tâm thần phân liệt…

Người cơ địa dễ nhạy cảm với mất ngủ hoặc các biến cố gây stress. Các cơ địa nhạy cảm như: nhân cách lo âu, tư duy lo âu, phòng vệ quá mức, ức chế tâm lý làm gia tăng nguy cơ lo âu

+ Yếu tố môi trườngnhư quá ồn, quá sáng, nhiệt độ không thích hợp (quá lạnh hoặc nóng bức), sống độ cao thiếu oxy…

+ Yếu tố gia đình: người ta nhận thấy trong gia đình có người mất ngủ có tỷ lệ mất ngủ cao hơn so với dân số chung.

+ Thói quen xấu: dùng các chất kích thích, không tạo thói quen ngủ khoa học (ngủ muộn, dậy muộn…).

4. Làm thế nào để chuẩn đoán được mất ngủ?

Để biết chính xác nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ là gì, thông thường các bác sĩ sẽ tiến hành hỏi và thực hiện một hoặc một số xét nghiệm.

Bảng hỏi để đánh giá tình trạng mất ngủ của người bệnh

Xét nghiệm máu để kiểm tra các vấn đề tuyến giáp hoặc các vấn đề có thể gây mất ngủ

5. Biến chứng nguy hiểm của mất ngủ là gì?

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, thiếu ngủ hay mất ngủ có thể ảnh hưởng đến cả về tinh thần và thể chất. Những người thường xuyên mất ngủ sẽ thấy chất lượng cuộc sống thấp hơn so với những người đang ngủ tốt. Theo đó, các hệ quả ảnh hưởng tới sức khỏe với người mất ngủ kéo dài gồm:

Làm giảm hiệu suất công việc hay học tập

Phản ứng chậm lại trong khi lái xe và nguy cơ tai nạn

Vấn đề tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm hoặc rối loạn lo âu

Tăng nguy cơ mắc chứng thừa cân hoặc béo phì

Chức năng hệ thống miễn dịch yếu đi

Tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính, chẳng hạn như: huyết áp cao, bệnh tim và bệnh tiểu đường

6. Khắc phục và điều trị mất ngủ như thế nào?

Thay đổi thói quen ngủ và giải quyết bất kỳ nguyên nhân của mất ngủ có thể khôi phục lại giấc ngủ ngon đối với nhiều người. Để có giấc ngủ ngon trước khi ngủ chúng ta nên thư giãn, tăng thời gian thúc đẩy giấc ngủ, âm thanh và sự tỉnh táo vào ban ngày. Nếu những biện pháp này không tác dụng, bác sĩ có thể khuyên nên dùng thuốc để giúp thư giãn và ngủ.

Liệu pháp hành vi

Tạo thói quen ngủ sớm, ngủ đúng giờ

Kỹ thuật thư giãn giúp kiểm soát hơi thở, nhịp tim, cơ bắp căng thẳng và tâm trạng

Liệu pháp nhận thức liên quan đến việc thay thế những lo lắng về việc không ngủ với những suy nghĩ tích cực

Hạn chế thời gian ở trên giường, gây thiếu ngủ một phần, giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ hơn...

+ Điều trị bằng thuốc Tây y

Tùy theo tình trạng mất ngủ mà các bác sĩ sẽ kê toa thuốc. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh không nên dùng thuốc trong thời gian dài bởi sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới gan, thận, dạ dày. Thuốc Tây y phù hợp và có hiệu quả với bệnh nhân bị mất ngủ cấp tính, trong thời gian ngắn.

Nếu có trầm cảm cũng như mất ngủ, bác sĩ có thể kê toa một thuốc chống trầm cảm có tác dụng an thần. Trong thuốc hỗ trợ chức năng giấc ngủ có chứa thuốc kháng histamin có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ và gây tác dụng phụ như buồn ngủ ban ngày, khô miệng và nhìn mờ.

+ Điều trị bằng thuốc Đông y

Những bài thuốc Đông y hiệu quả với bệnh nhân bị mất ngủ lâu dài, mất ngủ kinh niên. Việc dùng thuốc Đông y có ưu điểm là an toàn, không có tác dụng phụ nhiều, hiệu quả bên vững và không gây lệ thuộc thuốc tây.

Một trong những sản phẩm uy tín được nhiều bệnh nhân và bác sĩ khuyên dùng đó là An Thần Vương với thành phần chính là bình vôi kết hợp lá vông tươi, lạc tiên,… giúp tạo giấc ngủ bền vững, giảm tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu nhờ vậy tăng cường chất lượng giấc ngủ.

+ Chữa mất ngủ không dùng thuốc

Muốn có một giấc ngủ về đêm tốt, người bệnh cần gạt bỏ tất cả những lo âu, phiền muộn... trước khi ngủ. Mất ngủ về đêm người bệnh hoàn toàn có thể tự điều trị và phòng tránh mà không cần dùng đến thuốc bằng cách: thiền, Yoga, tập hít vào, thở ra, bấm huyệt, vật lý trị liệu, dưỡng sinh rất hiệu nghiệm trong điều trị mất ngủ. Đồng thời kết hợp với tập luyện thể thao nhẹ nhàng hàng ngày.

7. Ăn gì để cải thiện mất ngủ tốt nhất?

Mất ngủ thường xuyên và liên tục khiến não bộ kém linh hoạt, cơ thể mệt mỏi kèm theo là nhiều bệnh lý nguy hiểm. Thay vì dùng thuốc, mất ngủ hoàn toàn có thể được khắc phục bằng cách ăn uống.

Cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bữa ăn đảm bảo đủ 3 chất thiết yếu: đạm (thịt, cá...),đường (gạo, bánh mỳ…) và mỡ (chủ yếu là dầu thực vật). Nên ăn tối cách 4 – 5 tiếng trước khi đi ngủ, không nên ăn quá no, ăn thức ăn dễ tiêu hóa có chứa nhiều vitamin, đặc biệt không sử dụng rượu bia hay các chất kích thích trước khi đi ngủ.

8. Những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc chứng mất ngủ nhất? Tại sao?

Mất ngủ thường gặp người lớn tuổi (từ 40 tuổi trở lên), nhưng hiện nay, căn bệnh này lại xuất hiện ở ngay cả những người trẻ tuổi và không còn là của riêng ai. Mất ngủ thường xảy ra ở các đối tượng:

Người cao tuổi

Người phải chịu nhiều áp lực, căng thẳng trong công việc, học tập, gia đình...

Phụ nữ trong thời kì mang thai và sau sinh

Phụ nữ trong thời kì mãn kinh và tiền mãn kinh

Người sử dụng đồ công nghệ (điện thoại di động, máy tính..) nhiều giờ liền trước khi đi ngủ

9. Mất ngủ sau sinh có gây nguy hiểm không? Tại sao?

Với phụ nữ sau sinh, nhất là trong những tháng đầu để tránh mất sữa nên cố gắng ngủ từ 8-10 tiếng/ngày. Ngủ là hình thức thư giãn toàn bộ cơ thể, vì vậy cần tạo điều kiện cho người mẹ có một chỗ ngủ yên tĩnh, không nên suy nghĩ, lo lắng, vừa gây mất ngủ vừa làm giảm sự tiết sữa.

Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ sau sinh như: lo lắng ngủ quên cho con ăn, tâm lý bất ổn, thiếu sự quan tâm của người thân, tác động bên ngoài (tiếng động, thời tiết)... Phụ nữ sau sinh con mất ngủ kéo dài cần đề phòng chứng trầm cảm sau sinh.

Hệ quả của việc mẹ mất ngủ kéo dài sau khi sinh con như: dễ cáu gắt, mệt mỏi, nóng giận. Mất ngủ trong thời gian cho con bú sẽ làm giảm khả năng tiết sữa hoặc mất sữa. Đặc biệt, mất ngủ sau sinh nguyên nhân do trầm cảm nếu không kịp thời phát hiện, điều trị sẽ dẫn tới tình trạng mẹ chán ghét con, không muốn chăm sóc con hay xuất hiện nhiều ý nghĩ tiêu cực.

Để điều trị và phòng tránh mất ngủ sau khi sinh con, các mẹ nên chia sẽ công việc chăm sóc con với chồng, tránh thủ giấc ngủ ngắn (khi con ngủ mẹ cũng tranh thủ ngủ),tăng cường vận động nhẹ nhàng, hoạt động thư giãn, bổ sung thực phẩm giúp dễ ngủ như: hạt sen, nước tâm sen, cháo ý dĩ... không nên sử dụng thuốc vì sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Trường hợp nặng nên đi gặp bác sĩ để được tư vấn và có hướng điều trị thích hợp.

 

10. Mỗi ngày ngủ bao nhiêu tiếng là đủ?

Theo báo cáo của Quỹ giấc ngủ Quốc gia (NSF) đăng trên Tạp chí Sức khỏe giấc ngủ đã đưa ra khuyến nghị chung về số giờ ngủ của mỗi nhóm tuổi như sau:

Từ 0 – 2 tuổi: 11 – 17 giờ mỗi ngày

Từ 3 – 17 tuổi 8 – 13 giờ mỗi ngày

Từ 18 – 64 tuổi: 7 – 10 giờ mỗi ngày

Trên 65 tuổi: 7 – 8 giờ mỗi ngày

11. Khi gặp tình trạng mất ngủ, khám ở đâu là tốt nhất?

Người cao tuổi, người trẻ, phụ nữ mang thai khi mất ngủ liên tục không được điều chỉnh kịp sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, vì thế cần gặp các chuyên gia để được tư vấn và điều trị kịp thời. Sau khi biết được nguyên nhân gây mất ngủ là do bệnh lý hay tâm thần, bệnh thần kinh… việc lựa chọn địa chỉ khám và chữa trị bệnh cũng đóng vai trò rất quan trọng.

Với trường hợp mất ngủ do căng thẳng, lo âu người bệnh nên đến khám và điều trị tại chuyên khoa Tâm Thần của các bệnh viện như:

Khoa Tâm thần kinh - Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Địa chỉ: Số 1A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: Số 78 Giải phóng – Đống Đa – Hà Nội

Khoa Tâm lý và sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Hồng Ngọc

Địa chỉ: Số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Trường hợp mất ngủ do gặp các bệnh lý về thần kinh nên đến khám tại chuyên khoa Thần Kinh của:

Khoa Nội thần kinh - Bệnh viện 108

Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Khoa Nội thần kinh (AM4)- Bệnh viện 103

Địa chỉ : Số 261 Phùng Hưng - Hà Đông - Hà Nội

Khoa Thần kinh – Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội

12. Nên khám bác sĩ chuyên khoa nào để khám khi gặp tình trạng mất ngủ?

Về nguyên tắc là phải điều trị nguyên nhân gây mất ngủ. Trước tiên người mất ngủ phải tiến hành kiểm tra cơ thể có bị bệnh gì gây mất ngủ không bằng cách: khám tổng quát, làm các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu mất ngủ do có bệnh lý cơ thể như: viêm não, u não..., cần phải được bác sĩ chuyên khoa tương ứng điều trị.

Nếu mất ngủ do stress, sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện hay bị các bệnh tâm thần như: lo âu, trầm cảm, tâm thần phân liệt… cần phải đi khám ở chuyên khoa Tâm thần.

Sau khi hiểu được vấn để của mình, người bệnh có thể đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa Tâm thần hoặc chuyên khoa Thần kinh.

Đặt mua an thần vương
Đặt mua an thần vương
Giá: 180.000 VNĐ/hộp
* Đơn hàng từ 2 hộp, miễn phí tiền vận chuyển
* Đơn hàng trên 5 hộp, giá còn 170.000 VNĐ/hộp
Tổng giá: 360.000 VNĐ
(Miễn phí vận chuyển)