Uống thuốc ngủ có tốt không là điều nhiều người băn khoăn và lo lắng. Mất ngủ đã đủ mệt mỏi rồi, uống thuốc ngủ vẫn không ngủ được, lại có tác dụng phụ nữa thì phải làm sao? Có cách nào để giải quyết tình trạng này hay không, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Uống thuốc ngủ có tốt không?
Thuốc ngủ giúp bạn dễ vào giấc, kéo dài thời gian ngủ và có thể hữu ích khi bạn quá căng thẳng. Nhưng thuốc ngủ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cần cân nhắc trước khi dùng.
Tác hại của thuốc ngủ nguy hiểm như thế nào?
Tùy vào tình huống mà thuốc ngủ có thể nguy hiểm và gây ảnh hưởng ngay lập tức. Đáng kể đến các tác dụng phụ sau:
Phản ứng dị ứng: Hiện tượng phát ban, buồn nôn, ngứa, khàn tiếng, khó thở, khó nuốt, đau ngực, mờ mắt, hụt hơi, sưng mắt, môi, cổ họng… Nếu gặp phải bạn cần ngừng thuốc ngay và đi khám bác sĩ.
Choáng váng, mệt mỏi sau khi thức dậy.
Suy giảm trí nhớ, hay quên, phản ứng chậm.
Ngủ hay bị mơ màng.
Táo bón, tiêu chảy.
Thay đổi khẩu vị, chán ăn.
Sự phụ thuộc thuốc: Việc dùng thuốc ngủ trong thời gian dài có thể dẫn tới khả năng nhờn thuốc, khiến bạn có xu hướng tăng liều hoặc lạm dụng nó hơn. Điều này càng khiến nguy cơ gặp tác dụng phụ nghiêm trọng. Hơn nữa, sự phụ thuộc về mặt tâm lý vào thuốc làm bạn lo lắng, sợ hãi khi đi vào giấc ngủ và trở nên lo lắng. Sự kết hợp những điều này với nhau cực kỳ nguy hiểm và có thể dẫn tới tử vong.
Nếu nhận thấy tác dụng phụ nghiêm trọng, hãy tới cơ sở y tế ngay lập tức. Nếu bạn thấy các tác dụng phụ nhẹ hơn, bạn vẫn nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt.
Việc ngừng đột ngột thuốc có thể gây hội chứng cai thuốc và kéo theo một loạt các biểu hiện buồn bực, khó chịu trong người. Bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên tốt nhất để giảm tác dụng phụ và không bị lệ thuộc vào thuốc nữa.
Uống nhiều thuốc ngủ có sao không?
Uống quá liều thuốc ngủ không những gây nghiện mà còn gây ra các triệu chứng sau:
Buồn ngủ quá mức vào ban ngày: Tác dụng an thần của thuốc ngủ liều cao mạnh và có thể kéo dài vào buổi sáng.
Mất trí nhớ: Người bệnh thực hiện một số hành vi mà không nhớ chúng. Ví dụ mộng du hoặc ăn trong khi ngủ.
Tự cô lập: Xu hướng tự cô lập khỏi gia đình, xã hội, ngừng tham gia các hoạt động, sở thích cá nhân.
Một số hoạt động nguy hiểm: Tăng nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, té ngã khi làm việc, lái xe…
Tuyệt đối tuân thủ liều dùng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng liều, giảm liều khi chưa được bác sĩ đồng ý.
Tại sao uống thuốc ngủ vẫn không ngủ được?
Nếu bạn uống thuốc ngủ vẫn không ngủ được, thì có thể chất lượng thuốc và loại thuốc không phù hợp với tình trạng khó ngủ của bạn. Ví dụ, khi bạn gặp khó khăn trong việc vào giấc và duy trì giấc ngủ mà lại sử dụng thuốc ngủ tác dụng ngắn thì cần chuyển qua loại có tác dụng kéo dài.
Tuy nhiên, việc lựa chọn thuốc cần được thực hiện một cách thận trọng và bản thân người bệnh cần xác định mục tiêu uống thuốc ngủ của mình là gì. Bạn mong muốn dễ đi ngủ hơn, giấc ngủ sâu, kéo dài hơn hay khỏe mạnh hơn?
Một số người mong muốn thoát khỏi sự khó chịu của chứng mất ngủ, không còn choáng váng mệt mỏi, nếu bị cuốn vào một chuỗi các thay đổi thuốc dùng sẽ không đem lại kết quả. Trong khi đó nếu họ chuyển qua dùng thảo dược có thể phù hợp hơn và đạt được mục tiêu mong muốn.
Ngoài ra, các vấn đề tâm lý cũng ảnh hưởng lớn tới hiệu quả dùng thuốc ngủ. Xem xét các phương pháp trị liệu tâm lý sẽ khả quan hơn và giúp bạn dễ chịu hơn việc cố gắng bám víu vào thuốc.
Khi nào nên ngừng sử dụng thuốc ngủ?
Nên ngừng sử dụng thuốc ngủ khi bạn gặp phải các tác dụng phụ hoặc sử dụng một thời gian dài mà không có tác dụng. Tuy nhiên, không ngừng đột ngột mà nên theo một lộ trình giảm liều từ từ của bác sĩ đưa ra. Điều này sẽ hạn chế tối đa phản ứng cai thuốc và không làm tình trạng mất ngủ trở nặng hơn.
Hướng dẫn cách dùng thuốc ngủ đúng cách giảm nguy cơ gây hại
Dưới đây là một số lời khuyên về cách sử dụng thuốc ngủ đúng cách, an toàn:
Thăm khám bệnh trước khi uống thuốc: Nhiều người tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc ngủ uống làm cho việc sử dụng thuốc trở nên nguy hiểm.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc, chỉ uống thuốc ngủ khi bạn chuẩn bị đi ngủ.
Theo dõi các tác dụng phụ.
Tránh uống rượu: Rượu làm tăng tác dụng an thần của thuốc, có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt, bối rối hoặc ngất xỉu.
Không uống thuốc ngủ với thuốc opioids: Uống thuốc ngủ với thuốc giảm đau opioids có thể khiến ngưng thở.
Tập thể dục đều đặn và có chế độ ăn khoa học.
Trong quá trình dùng thuốc ngủ có thể gây mệt mỏi, nặng người. Một giải pháp kết hợp dùng thuốc ngủ với An Thần Vương - Sản phẩm giúp ngủ ngon sâu giấc sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm, dễ chịu hơn.
An Thần Vương có thành phần 100% dược liệu, tác động vào giấc ngủ theo cơ chế 3 vòng: tạo tín hiệu gây ngủ, kéo dài giấc giúp ngủ sâu hơn và tăng cường sức khỏe, độ khoan khoái sau khi thức dậy.
Thời gian đầu bạn có thể dùng kết hợp An Thần Vương với thuốc ngủ. Sau một thời gian khi giấc ngủ đã đều giấc, bạn có thể giảm liều thuốc ngủ từ từ và cuối cùng là dừng hẳn thuốc ngủ, chuyển qua chỉ dùng An Thần Vương.
Để được tư vấn chi tiết về tình trạng mất ngủ và sản phẩm An Thần Vương, hãy gọi ngay hotline 0868 093 693 hoặc điền thông tin vào ô bên dưới, chuyên gia sẽ liên hệ giải đáp sớm nhất.